Dừng lại và suy ngẫm 1 trang 37 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức
Quan sát hình 5.10, nêu và giải thích các đặc điểm cấu trúc khiến DNA đảm nhận được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 5.10:
Hình 5.10. Cấu trúc xuân kép của DNA (a) và một chuỗi polynucleotide cùng các base của DNA (b)
- DNA được cấu tạo từ hai chuỗi polynucleotide song song, ngược chiều nhau.
- Mỗi chuỗi polynucleotide được cấu tạo từ bốn loại đơn phân là các nucleotide, liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.
- Mỗi nucleotide gồm 3 thành phần: gốc phosphate (-PO,), đường deoxyribose (5 – carbon) và một nitrogenous base (base).
- Có bốn loại base là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine (T).
- Hai chuỗi polynucleotide liên kết ngược chiều nhau (5 - 3 và 3- 5) bằng các liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung, A - T (2 liên kết hydrogen), C - G (3 liên kết hydrogen).
- DNA có cấu trúc khá bền vững và từ một mạch làm khuôn có thể tổng hợp nên mạch bổ sung giúp tế bào có thể nhân đôi các phân tử DNA một cách chính xác trước mỗi lần phân bào.
- Số lượng các phân tử DNA trong tế bào cũng như trình tự sắp xếp các nucleotide trong mỗi phân tử DNA là đặc trưng cho từng loài.
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm cấu trúc khiến DNA đảm nhận được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là:
Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng mang thông tin di truyền là:
+ ADN là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide. Một phân tử ADN được cấu tạo bởi lượng lớn nucleotide. Mỗi loài khác nhau sẽ có phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng và trình tự các nucleotide. Sự sắp xếp trình từ các nucleotide là thông tin di truyền quy định trình tự các protein quy định tính trạng của mỗi sinh vật.
+ Từ 4 loại nucleotide do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật
- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền.
+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của ADN (thông tin di truyền) qua các thế hệ.
+ Nhờ các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.
- Đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền
+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen giữa nhóm nitrogenous base của các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung. Tuy liên kết hydrogen không bền vững nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao, phiên mã.
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Dừng lại và suy ngẫm 3 trang 36 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dừng lại và suy ngẫm 4 trang 36 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dừng lại và suy ngẫm 2 trang 37 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dừng lại và suy ngẫm 1 trang 39 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dừng lại và suy ngẫm 2 trang 39 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 1 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 2 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 3 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 4 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 5 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 6 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập và vận dụng 7 trang 40 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.