OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài 1: Luật hành chính Việt Nam


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Luật hành chính Việt Nam sau đây để tìm hiểu về các vấn đế chung của luật hành chính, nội dung cơ bản của luật hành chính, cưỡng chế hành chính, thủ tục hành chính.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Các vấn đế chung của luật hành chính

1.1 Khái niệm Luật Hành chính

Luật Hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.

Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành, chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, nhằm tổ chức thi hành pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước (còn gọi là quan hệ quản lí hành chính). Các quan hệ này thường được phân thành ba nhóm: 1) Các quan hệ quản lí phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; chẳng hạn các quan hộ phát sinh trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ƯBND các cáp, các sở, phòng, ban; 2) Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động mang tính chất quản lí hành chính của các cơ quan nhà nước khác như Quốc hội, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; 3) Các quan hệ quản lí phát sinh khi các tó chức (chẳng hạn như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hổ Chí Minh...); hoặc cá nhân công dân được trao quyền hạn, nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước.

Các quan hộ xã hội phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước, với sự tham gia của các bên (cá nhân, tổ chức), nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình được gọi là các quan hệ quản lí hành chính nhà nước và do Luật Hành chính điều chỉnh.

Ví dụ 1: Quan hệ xã hội phát sinh khi Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh H kiểm tra hoạt động của vũ trường Y.

Ví dụ 2: Quan hệ xã hội phát sinh khi ông A điều khiển xe gắn máy, do có hành vi vi phạm hành chính khi tham gia giao thông ncn bị Đội trưởng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Y xử phạt vi phạm hành chính.

Các quan hệ xã hội phát sinh trong các trường hợp nêu trên đều do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh.

Nội dung của Luật Hành chính rất rộng, gồm các vấn đề sau đây:

  • Nguyền tắc, hình thức, phương pháp quản lí hành chính nhà nước Việt Nam.
  • Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
  • Chế độ công vụ và cán bộ, công chức.
  • Viền chức và chế độ pháp lí hành chính của các tổ chức sự nghiệp công lập.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lí của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
  • Quyền và nghĩa vụ pháp lí của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
  • Quyết định hành chính; thẩm quyền, trình tự ban hành quyết định hành chính.
  • Cưỡng chế hành chính.
  • Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính.
  • Thủ tục hành chính.
  • Kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
  • Quản lí nhà nước về kinh tế - xã hội.
  • Quản lí nhà nước về y tế, văn hoá, xã hội.
  • Quản lí nhà nước về giáo dục, khoa học công nghệ.
  • Quản lí nhà nước về an ninh - quốc phòng.
  • Quản lí nhà nước về hoạt động đối ngoại...

Để thực hiện các hoạt động quản lí hành chính nhà nước thì chủ thể quản lí hành chính phải ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lí, xây dựng đội ngủ cán bộ, công chức, tổ chức bổi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, kỉ luật, xử lí vi phạm trong quản lí hành chính nhà nước... Đó là nội dung của quản lí hành chính trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.

Trong hệ thống các ngành luật, Luật Hành chính có vai trò rất quan trọng vì:

  • Luật Hành chính là công cụ pháp lí được nhà nước sử dụng để tác động dến cá nhân, tổ chức bằng cách quy định các quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia các quan hệ hành chính nhà nước.
  • Là cản cứ pháp lí đánh giá tính hợp pháp trong hành vi của cá nhân, tổ chức khi họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Là cơ sở pháp lí để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng như giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật (như: cấp các loại giấy phép, làm hộ khẩu, giấy tờ nhà đát, thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, đăng kí khai sinh, đăng kí kết hôn, xuất nhập cảnh, làm các thủ tục xuất nhập khẩu, tuyển dụng công chức, viên chức, cưỡng chế hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật cán bộ, công chức...).
  • Trong quan hệ với các ngành luật khác, các quy phạm pháp luật hành chính là tiền đề, điều kiện làm phát sinh hoặc bảo đảm cho quan hệ pháp luật thuộc các lĩnh vực pháp luật khác phát sinh, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hộ pháp luật đó được thực hiện.

Chẳng hạn: Muốn có tư cách và có quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng thì phải đăng kí kết hôn theo thủ tục hành chính; muốn có các dự án đầu tư bất động sản thì phải làm thủ tục xin phép cơ quan hành chính có thẩm quyền, các chủ thế đẩu tư phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước...

1.2 Nguồn của Luật Hành chính

Nguồn của Luật Hành chính là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động vô cùng rộng lớn, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nên nhà nước phải ban hành rất nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Khác với các ngành luật khác (chẳng hạn Luật Hình sự hay Luật Dân sự), Luật Hành chính có nguồn rất lớn, gồm rất nhiều đạo luật, pháp lệnh và các ván bản hướng dẫn. Chúng rất đa dạng vế loại văn bản, về phạm vi điều chỉnh, về cơ quan ban hành, về phạm vi hiệu lực. Có văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, có văn bản do cơ quan chính quyền địa phương ban hành.

Cơ sở hiến định của hộ thống quy phạm pháp luật hành chính là các quy định của Hiến pháp liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước, quyền và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực hành chính nhà nước.

Trên cơ sở Hiến pháp, Quốc hội ban hành nhiều đạo luật đế điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể. Những đạo luật là nguồn của Luật Hành chính có thể kể đến như: Luật Tổ chức chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Xử lí vi phạm hành chính; Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Xây dựng; Luật Giáo dục; Luật Cư trú; Luật Xuất nhập cảnh; Luật Xuất bản; Luật Báo chí; Luật Bình đẳng giới; Luật Công chứng; Luật Luật sư; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Giao thông đường bộ...

Ngoài các đạo luật thì nguồn của Luật Hành chính còn có các pháp lệnh như: Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Pháp lệnh dân số, Pháp lệnh quảng cáo...

Dưới các đạo luật và pháp lệnh là các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Nguồn của Luật Hành chính còn có các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương gồm: nghị quyết của HĐND, quyết định của ƯBND.

Ví dụ:

Nghị quyết Số 15/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của HĐND TP. Hồ Chí Minh về đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Quyết định số 32/2012/QĐ-ƯBND ngày 30/7/2012 của ƯBND TP. Hồ Chí Minh về việc thu phí trông giữ xe trên địa bàn TP. Hỗ Chí Minh.

Quyết dịnh số 01/2011/QĐ-ƯBND ngày 01/7/2011 của ƯBND Quận 1, TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Quận 1.

2. Nội dung cơ bản của luật hành chính

2.1 Cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động thường xuyên, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hoạt dộng đối ngoại.

Phần lớn các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước đều có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm cả cán bộ, công chức thuộc các cơ quan này). Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất của Luật Hành chính.

Cơ quan hành chính có những đặc điểm: (i) Là loại cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính trcn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; (ii) Giữa các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hộ chỉ đạo, điều hành rất chặt chẽ; cấp dưới trực thuộc cấp trên, địa phương trực thuộc trung ương; (iii) Có một hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc (bao gồm các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất - kinh doanh).

Cơ quan hành chính nhà nước gồm cơ quan ở trung ương (Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (ƯBND các cấp, các cơ quan chuyên món thuộc UBND là sở, phòng, ban và tương đương).

Căn cứ vào tính chát thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan có thẩm quyền chung quản lí tất cả các ngành và lĩnh vực (Chính phủ và ƯBND các cấp) và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn quản lí theo ngành, lĩnh vực (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các sở, phòng, ban và tương đương).

Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và chế độ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và bộ máy giúp việc của chúng được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và ƯBND, cũng như các văn bản của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ƯBND các cấp quy định.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính theo quy định của pháp luật như: Chính phủ ban hành nghị định, bộ ban hành thông tư, UBND ban hành quyết định, những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính khác nhau có quyền ban hành các văn bản áp dụng pháp luật như: quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định điều động cán bộ, công chức...

Chỉnh phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Viột Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ƯBTV Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 96 Hiến pháp năm 2013.

Ngoài nhiệm vụ chung của Chính phủ, Hiến pháp còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ tại Điều 98 Hiến pháp năm 2013.

Bộ, cơ quan ngang bộ

Cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lí ngành hoặc lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viền Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lí (Điếu 99 Hiến pháp năm 2013).

Chính phủ Việt Nam hiện nay có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Uỷ ban nhân dân các cấp

ƯBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cáp trên giao (Điếu 114 Hiến pháp năm 2013).

UBND các cấp có Chủ tịch ƯBND, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. ƯBND các cấp có các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp ƯBND quản lí ngành và lĩnh vực ở địa phương là các sở, phòng, ban.

2.2 Công vụ; cán bộ, công chức và viên chức

Công vụ

Công vụ là hoạt động của cán bộ, công chức nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, của Đảng Cộng sản Viột Nam và của các tồ chức chính trị - xã hội1.

Nguyên tắc hoạt động công vụ là:

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
  • Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
  • Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
  • Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hựp chặt chẽ.

Cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức là những người thực thi các nhiệm vụ của cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và quản lí các đơn vị sự nghiộp công lập.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngần sách nhà nước.

Chức vụ, chức danh của cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, các tồ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể. Còn chức vụ, chức danh của cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của các văn bản như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiổm sát nhân dân, Luật Tổ chức HĐND và ƯBND, Luật Kiểm toán nhà nước...

Công chức là công dân Viột Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân dội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiộp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh dạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên che và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Để trở thành công chức phải thông qua tuyển dụng và được bổ nhiệm vào ngạch công chức.

Người có dủ các điều kiện sau đây được dự tuyển công chức: 1) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; 2) Đủ 18 tuổi trở lên; 3) Có dơn dự tuyển, lí lịch rõ ràng; 4) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; 5) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; 6) Đủ sức khoe đe đảm nhận nhiệm vụ. Việc tuyen dụng công chức có the được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuycn.

Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành bổn loại: Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoạc tương đương; Loại c gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương dương và ngạch nhân viên.

Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân thành hai loại: công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.

Công chức vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; e) Cách chức; g) Buộc thôi việc. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.

Cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trán (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ƯBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ chuyên trách cấp xã có các chức vụ sau đây:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ.
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND.
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch ƯBND.
  • Chủ tịch ưỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
  • Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tồ chức Hội Nông dân Viột Nam).
  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  • Công chức cấp xã có các chức danh sau dây:
  • Trưởng Công an.
  • Chỉ huy trưởng Quân sự.
  • Văn phòng - thống kê.
  • Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã).
  • Tài chính - kế toán.
  • Tư pháp - hộ tịch.
  • Văn hoá - xã hội

Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, điều lệ của tổ chức có hên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ƯBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức có các nghĩa vụ chung, bao gồm:

  • Trung thành với Đảng; tôn trọng nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng.
  • Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được giao; có ý thức tổ chức kỉ luật; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; chấp hành quyết định hợp pháp của cấp trên.

Luật Cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức có các quyền như: được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ; quyền về tiến lương và các chế độ liên quan đến tiền lương; quyền về nghỉ ngơi...

Chế độ tiền lương của cán bộ được quy định theo chức danhkìảm nhiệm trong cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (Tổng Bí thư, Ưỷ viên Bộ Chính trị, các Bí thư Trung ương Đảng, trưởng các ban của Trung ương Đảng..., Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ..., Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiếm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch HĐND và ƯBND các cấp...).

Tiền lương của công chức được quy định theo ngạch bậc chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, Luật Cán bộ, công chức quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm: liên quan đến đạo đức công vụ (trốn tránh trách nhiệm, sử dụng tài sản của Nhà nước, của nhân dân trái pháp luật, phân biệt đối xử dân tộc, giới tính); liên quan đến bí mật nhà nước; và những việc khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự...

Hằng năm, cán bộ, công chức được đánh giá và phân loại theo bốn loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về nảng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Bãi nhiệm.

Công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; e) Cách chức; g) Buộc thôi việc.

Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập để cung cấp các dịch vụ sự nghiộp như y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, công nghệ, thông tin, xuất bản, phát thanh truyền hình...

Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị sự nghiệp của cơ quan nhà nước, của cơ quan Đảng, hoặc của tổ chức chính trị - xã hội. Đơn vị sự nghiệp có số lượng đông đảo nhất là sự nghiệp giáo dục (các trường học ở các cấp), sự nghiệp y tế (bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khoẻ) và sự nghiệp khoa học - công nghệ (các viện nghiên cứu).

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, viên chức và công chức đều được tuyển dụng và làm việc theo chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng công chức làm việc trong cơ quan của bộ máy của Đảng, bộ máy nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, còn viên chức chỉ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức (như cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuycn viền cao cấp...) thì viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp (như giáo viên, y tá, bác sĩ, phát thanh viên, biên tập viên, nghiên cứu viên...).

Điểm khác thứ hai là công chức làm việc theo biên chế dài hạn, còn viên chức làm việc theo hợp đồng gọi là hợp đồng làm việc.

Luật Viên chức quy định điều kiện dự tuyển viên chức tương tự như điều kiện dự tuyển công chức. Tuy nhiên, do viên chức là những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập (thuộc Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội), trong đó có những đơn vị đòi hỏi về năng khiếu như văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, nên điều kiện dự tuyển viên chức có một diểm khác biệt so với công chức: nếu tuổi dự tuyển công chức phải đủ 18 tuổi trở lên, thì độ tuổi dự tuyển viên chức có thể thấp hơn 18 tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người dự tuyển phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Việc tuyển dụng viên chức có thể được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Việc tuyển dụng, sử dụng, chế độ lương, khen thưởng, kỉ luật viên chức được Luật Viên chức năm 2010 quy định.

Viên chức được hưởng lương và các phụ cấp theo chức danh nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nếu viên chức vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử lí kỉ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Buộc thôi việc. Viên chức bị xử lí kỉ luật có thể đồng thời bị hạn chế thực hiện hoạt động nghế nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Cưỡng chế hành chính

3.1 Khái niệm và phân loại cưỡng chế hành chính

Cưỡng chế hành chính là những biện pháp mang tính bắt buộc được pháp luật hành chính quy định, mà cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan nhà nước áp dụng dể xử lí cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hoặc vì lợi ích của Nhà nước, xã hội và quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Cưỡng chế hành chính có các đặc điểm:

  • Nội dung của cưỡng chế hành chính là hạn chố một số quyền tự do và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức, không gây thiệt hại ve tính mạng.

Ví dụ: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính; khám người theo thủ tục hành chính; cấm tổ chức, nhóm họp, thực hiện một số hành vi trong khi thiên tai,

dịch bệnh, tình trạng khẩn cấp; phạt tiền trong xử phạt hành chính; tạm giữ tang vật; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

  • Cơ quan áp dụng cưỡng chế hành chính chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.

Trong khi dó, cưỡng chố hình sự thì do cơ quan THTT (cơ quan điều tra, Viện Kiếm sát, Toà án) áp dụng theo quy định của BLHS và BLTTHS, còn cưỡng chế dân sự thì do Toà án, cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại áp dụng...

  • Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính.

Ví dụ: thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khác hẳn thủ tục xét xử vụ án hình sự.

  • Cưỡng chế hành chính không chỉ được áp dụng khi có vi phạm xảy ra mà có thể áp dụng khi không có vi phạm xảy ra.

Đó là những biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc phòng ngừa rủi ro hoặc thiệt hại cho nhà nước, xã hội, hay cá nhân, tổ chức như đóng cửa biên giới khi dịch bệnh, hoặc kiểm tra hộ khẩu, giấy tờ tuỳ thân, tiêu huỷ gia cẩm dịch bệnh...

Căn cứ vào mục dích áp dụng, cưỡng chế hành chính được chia thành 5 nhóm sau dây:

Thứ nhất, nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính: những biện pháp này được áp dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong quản lí nhà nước, hoặc để đảm bảo an toàn xã hội trong những trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh. Các biện pháp này có thể được áp dụng khi không có vi phạm hành chính xảy ra.

Thứ hai, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính, bao gồm 9 biện pháp (Điều 119 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012): 1) Tạm giữ người; 2) Áp giải người vi phạm; 3) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; 4) Khám người; 5) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 6) Quản lí người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; 7) Giao cho gia đình, tổ chức quản lí người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lí hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lí hành chính; 8) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết dịnh đưa vào trường giáo dường, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; 9) Đưa vào cơ sở cai nghiên bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Thứ ba, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm năm hình thức xử phạt (Điều 21 dến Điều 27 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012): 1) Cảnh cáo; 2) Phạt tiền; 3) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; 4) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng dể vi phạm hành chính; 5) Trục xuất. Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền luôn là hình thức xử phạt chính (một hành vi vi phạm hành chính phát sinh chỉ áp dụng một trong các hình thức xử phạt này). Còn ba hình thức xử phạt còn lại có thể là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung (một hành vi vi phạm hành chính có thể áp dụng một hoặc nhiếu hình thức phạt bổ sung kèm theo một hình thức xử phạt chính). Trong tất cả các hình thức xử phạt hành chính nêu trên thì phạt tiền là hình thức xử phạt thông dụng, hiệu quả cao. Theo quy định của Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền là 50.000 đồng đối 000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền cao nhất (1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng với tổ chức) được áp dụng trong lĩnh vực như: quản lí các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; quản lí hạt nhân và chất phóng xạ; khai thác dầu khí...

Thứ tư, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính, gồm 10 biện pháp (Điều 28 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012): 1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; 2) Buộc tháo dỡ công trình, phán công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giáy phép; 3) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; 4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thể nước CHXHCN Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; 5) Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại; 6) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; 7) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trôn hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; 8) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hoá không bảo dảm chất lượng; 9) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ trái quy định của pháp luật; 10) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi pháp luật quy dịnh với hành vi vi phạm hành chính cụ thể phải áp dụng kcm theo biện pháp này. Về nguyên tắc, các biện pháp khắc phục hậu quả phải được áp dụng kèm theo các hình thức xử phạt chính, có the áp dụng kèm theo một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Trong trường hợp hết thời hạn xử phạt thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thứ năm, các biện pháp xử lí hành chính (không phải là xử phạt) được quy định tại các điều từ Điều 89 đến Điều 96 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, gồm: 1) Giáo dục tại xã, phường, thị trán; 2) Đưa vào trường giáo dưỡng (đối với người chưa thành niên); 3) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; 4) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (dối với người nghiện ma tuý).

Những biện pháp này chỉ áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm1.

3.2 Xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính.

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính có bốn dấu hiệu của vi phạm pháp luật: (i) là hành vi trái pháp luật; (ii) là hành vi nguy hiểm cho xã hội; (iii) là hành vi có lỗi; (iv) là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Những dấu hiệu nêu trên của vi phạm hành chính sẽ được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với các yếu tố cấu thành của nó. Cấu thành của vi phạm hành chính là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng của các loại vi phạm hành chính cụ thể, nhờ đó mà phân biệt chúng với các loại vi phạm hành chính khác.

Vi phạm hành chính có bốn yếu tố cáu thành gồm:

  • Mặt khách quan của vi phạm hành chính.
  • Mặt chủ quan của vi phạm hành chính.
  • Chủ the vi phạm hành chính.
  • Khách thể vi phạm hành chính.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền.
  • Tước quyền sử dụng giấy phcp, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
  • Trục xuất.

Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Các hình thức xử phạt: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Nguyên tắc chỉ đạo chung của xử lí vi phạm hành chính là: mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lí nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 3 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012); việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật (điểm b, khoản 1, Điều 3 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012). Ngoài ra, còn có những nguyên tắc cụ thể, đáng chú ý như: một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần; nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt về vi phạm dó; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm...

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 54 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012.

Theo Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được chia thành hai loại thủ tục: thủ tục không lập bicn bản (thủ tục đơn giản) và thủ tục có lập biên bản.

4. Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là cách thức, trình tự thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc khi giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng mà Luật Hành chính quy định. Đây là loại thủ tục phổ biến nhất trong các loại thủ tục pháp lí. Thủ tục hành chính phải đơn giản, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện nhanh chóng, thuận tiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Thủ tục hành chính rất đa dạng, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lí nhà nước, như: thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp giáy phcp kinh doanh; thủ tục cấp phép đầu tư; thủ tục xuất khẩu; thủ tục hải quan; thủ tục kê khai thuế; thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục giao đất, thu hồi đất; thủ tục cấp giấy phép xây dựng; thủ tục đãng kí kết hôn, đăng kí khai sinh; thủ tục xuất, nhập cảnh; thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân; thủ tục cấp giấy phép lái xe; thủ tục thanh tra; thủ tục xử lí vi phạm hành chính; thủ tục tuyển sinh; thủ tục thi tuyên công chức, viên chức...

Thủ tục hành chính gồm ba loại: a) Thủ tục nội bộ; b) Thủ tục liên hệ; c) Thủ tục văn thư.

Thủ tục hành chính thường được pháp luật quy định với các nội dung (hay bộ phận) chính sau đấy: 1) Tến thủ tục; 2) Cơ quan tiếp nhận; 3) Đối tượng giải quyết; 4) Hổ sơ cần có; 5) Nơi nộp và trả hồ sơ; 6) Thời hạn giải quyết; 7) Cơ quan thực hiện thủ tục; 8) Lệ phí.

Ví dụ: Thủ tục đăng kí kết hôn có các nội dung sau:

  • Tên thủ tục hành chính: Đăng kí kết hôn (trong nước, không có yếu tố nu'ức ngoài).
  • Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hổ sơ: ƯBND phường, xã, thị trấn.
  • Đối tượng giải quyết: gồm: 1) Điều kiện kết hôn và 2) Thẩm quyền giải quyết.
  • Thành phần hồ sơ: 1) Các loại giấy tờ phải nộp và 2) Các loại giấy tờ phải xuất trình.
  • Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày ƯBND cấp xã nhận đủ hổ sơ
  • hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thì thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc.
  • Lệ phí: 20.000 đồng.
  • Thông tin lưu ý: Giáy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng kí kết hón.
  • Biều mẫu: Tờ khai đăng kí kết hôn.

Để tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi cho người dân cũng như cho cơ quan, tổ chức thì các thủ tục hành chính phải đơn giản. Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng và cấp bách của chương trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.

ADMICRO
ADMICRO
NONE
OFF