OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trước một vấn đề, nhận thức của mọi người thường có những điểm khác nhau. Vì thế, nội dung bài giảng Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống, đồng thời nêu được ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của bản thân. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu viết văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến.

Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.

Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.

Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

1.2. Cách viết văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

1.2.1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Với yêu cầu nghị luận về vấn đề con người trong quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước, em cần huy động vốn hiểu biết qua môn học Ngữ văn và các môn học khác, qua sách báo và các phương tiện truyền thông, nêu ra một số vấn đề để suy nghĩ, lựa chọn. Có thể tham khảo các đề tài sau:

- Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện.

- Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em.

- Trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống.

 

b. Tìm ý

Ghi nhanh ra giấy những ý nghĩ bất chợt nảy sinh trong quá trình tìm hiểu các khía cạnh của đề tài, kết hợp với việc tự trả lời các câu hỏi xoay quanh đề tài. Chẳng hạn:

- Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?

- Vấn đề có những khía cạnh cơ bản nào? Cần dùng lí lẽ và bằng chứng nào để làm rõ từng khía cạnh?

- Cần có hành động như thế nào sau khi nhận thức về vấn đề?

=> Trả lời các câu hỏi trên, em sẽ tìm được các ý. Phải suy nghĩ, tìm tòi để không bỏ sót những ý quan trọng của bài. Em cần ghi lại ngay, mặc dù có thể còn lộn xộn. Việc sắp xếp các ý sao cho mạch lạc sẽ được thực hiện ở bước tiếp theo.

 

c. Lập dàn ý

Lập dàn ý là tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một hệ thống chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Mở bài: Nêu vấn đề đời sống và ý kiến riêng của người viết về vấn đề đó.

Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc.

+ Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng)

+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng)

+ Liên hệ, mở rộng vấn đề? (Lí lẽ, bằng chứng)

Kết bài: Những nhận thức và hành động người đọc cần hướng tới.

1.2.2. Viết bài

Khi viết, luôn luôn chú ý nhiệm vụ của từng phần trong bài viết:

- Mở bài: Viết thành một đoạn văn, giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề nghị luận. Tìm hiểu cách mở bài của các văn bản đọc và của bài viết tham khảo để vận dụng.

- Thân bài:

+ Triển khai các ý đã nêu ở dàn ý.

+ Mỗi ý lớn viết thành một đoạn văn.

+ Cần luôn luôn quan tâm vị trí của câu chủ đề (đầu đoạn, cuối đoạn,…), sự phù hợp của câu chủ đề với nội dung cần trình bày và mục đích nghị luận.

+ Tham khảo các kiểu đoạn văn đã phân tích ở văn bản đọc và ở phần Thực hành tiếng Việt để học tập cách viết.

+ Chú ý dùng phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn và các đoạn trong bài.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động (viết trong một đoạn văn).

1.2.3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc kĩ bài viết, căn cứ vào yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập, rà soát các phần, các ý đã triển khai để có cách chỉnh sửa:

- Nếu thấy vấn đề đời sống liên quan đến con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước nêu chưa rõ ràng, cụ thể thì cần bổ sung.

- Nếu thấy luận điểm ở từng đoạn văn chưa rõ ràng, lí lẽ chưa xác đáng, bằng chứng chưa đầy đủ thì cần bổ sung, chỉnh sửa.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề hội nhập và giao thoa văn hóa ở nước ta hiện nay.

 

Lời giải chi tiết:

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống, các em cần:

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.

- Nêu được ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của bản thân.

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống sẽ giúp các em viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống, đồng thời nêu được ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của bản thân. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF