OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 64 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Với hệ thống nội dung bài giảng rõ ràng cùng ví dụ minh họa cụ thể, nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 64 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm

1.1.1. Đoạn văn diễn dịch

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

=> Nhận xét: Ở đoạn văn trên, câu chủ đề (in đậm) được đặt ở đầu đoạn, khẳng định hai nét đặc sắc của tiếng Việt là đẹp và hay. Các cầu tiếp theo nói rõ cái đẹp và cái hay thể hiện cụ thể như thế nào.

1.1.2. Đoạn văn quy nạp

Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Đề cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hoá truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.

(Nhiều tác giả, Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia - phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

=> Nhận xét: Ba câu đầu nêu những biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa, từ đó, câu chủ đề (in đậm) ở cuối đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa, đáng được đề cao.

1.2. Chức năng

Diễn dịch, quy nạp là hai kiểu tổ chức đoạn văn trái ngược nhau, nhưng đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đoạn văn: thể hiện rõ chủ đề.

- Do có câu chủ đề, việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (diễn dịch) hay ở cuối đoạn (quy nạp).

=> Hai kiểu đoạn văn này đặc biệt phù hợp với văn bản nghị luận.

ADMICRO

Bài tập minh họa

"Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất".

(IIlya Ehrenburg (I-li-a E-ren-bua)).

Hãy xem đây là câu chủ đề, từ đó, viết hai đoạn văn, một đoạn đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch) và một đoạn đặt câu chủ đề ở cuối đoạn (quy nạp).

 

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1 (diễn dịch):

Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.  Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống. Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc.

 

Bài tham khảo 2 (quy nạp):

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Như vậy, ta có thể hiểu lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 64, các em cần nắm:

- Nhận biết đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

- Hiểu được chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 64: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp sẽ giúp các em nhận biết đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF