OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 66 - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trong tiếng Việt giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn chương, ta rất dễ bắt gặp các thành phần biệt lập trong câu. Vì vậy, nội dung bài học Thực hành tiếng Việt trang 66 thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của cầu (chủ ngữvị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) và cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

1.2. Phân loại thành phần biệt lập

1.2.1. Thành phần gọi đáp

- Khái niệm: Đúng như tên gọi, đây là thành phần biệt lập có chức năng gọi và đáp, giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa hai hoặc nhiều người với nhau.

- Ví dụ:

Minh ơi, cậu đang làm gì vậy?

=> Tác dụng: Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa mọi người 

1.2.2. Thành phần cảm thán

- Khái niệm: Thành phần biệt lập cảm thán là thành phần biệt lập có tác dụng bộc lộ, thể hiện thái độ, tình cảm, trạng thái cảm xúc của người viết hoặc người nói trước một vấn đề, câu chuyện nào đó,… Từ đó giúp cho người nghe hoặc người đọc có thể nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của người nói hay người viết.

- Ví dụ:

Chao ôi, cô Lan làm hoa giấy khéo tay quá!

=> Tác dụng: Thành phần biệt lập cảm thán có vai trò bộc lộ, thể hiện thái độ, tình cảm, trạng thái cảm xúc của người viết hoặc người nói

ADMICRO

Bài tập minh họa

Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:

a. Trời ơi, ước gì thầy Đuy - sen là anh ruột của tôi.

b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát "Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...." rồi thở dài cái thượt "Ứ hự, lụi hụi mà hết năm".

 

Lời giải chi tiết:

a. Trời ơi: bộc lộ cảm xúc thán phục và cầu khẩn ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột của mình.

b. ứ hự: bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng và tiếc rẻ thời gian đã qua.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 66, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm của các thành phần biệt lập trong câu.

- Nêu được chức năng của các thành phần biệt lập trong câu.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 66 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 66 sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 66
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 66

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 66 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF