OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 8

Banner-Video

Qua bài soạn, giúp các em ôn lại một cách cơ bản nhất kiến thức phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập 2 bao gồm tính thống nhất cuả văn bản, văn bản tự sựvăn bản thuyết minh

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Tính thống nhất của văn bản.
  • Tóm tắt văn bản tự sự
  • Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

  • Văn bản thuyết minh

  • Luận điểm trong bài văn nghị luận

  • Văn bản tường trình và văn bản thông báo

2. Soạn bài Ôn tập phần làm văn

Câu 1: Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào? 

  • Văn bản cần phải có sự thống nhất vì nếu không có sự thống nhất văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung vào được vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản.
  • Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:
    • Về nội dung: Các ý trong văn bản phải thống nhất trong một chủ đề.
    • Về hình thức: Các câu trong một đoạn, các đoạn trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ qua các từ nối, quan hệ từ, từ chuyển tiếp. Nếu là văn bản hành chính thì phải đảm bảo các thể thức của loại văn bản hành chính đó.

Câu 2: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau: "Em rất thích đọc sách" và "Mùa hè thật hấp dẫn".

  • Lưu ý
    • Câu "Em rất thích đọc sách": Mở đầu đoạn văn tự nó đã nêu ra chủ đề cho cả đoạn. Bởi vậy, các câu ở phần sau của đoạn văn phải nói rõ: Vì sao thích đọc sách và thích đọc sách như thế nào.
    • Câu "Mùa hè thật hấp dẫn": Đứng cuối đoạn văn, như một lời kết, khép lại phần văn bản đã trình bày, vì thế các câu đứng trước nó cần phải là những câu nêu rõ ràng và cụ thể về sức hấp dẫn mùa hè.
  • Đoạn văn tham khảo

Em rất thích đọc sách

 Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới: qua sách ta có thể xuống tận đại dương bao la sâu thẳm để tìm hiểu cuộc sống của các loài cá và dạo chơi giữa những đảo san hô đẹp tuyệt vời. Qua sách ta có thể lên được những đỉnh cao chót vót của nóc nhà thế giới Hy Mã Lạp Sơn, hay đến với Nam cực xa xôi để ngắm nhìn các chú chim cánh cụt giữa biển băng trắng xóa. Sách còn giúp ta vượt trùng dương đến với nước Mỹ sôi động văn minh, đến với nước Pháp trang trọng, cổ kính hay châu Phi rực lửa hoang dã… Vì vậy em rất thích đọc sách.

Mùa hè thật hấp dẫn

Tại sao lại không yêu thích màu hè được nhỉ? Mùa hè ta được nghỉ ngơi thư giãn sau chín tháng học tập căng thẳng. Ta lại còn được bao trò chơi giải trí đang chờ đợi ở phía trước như tắm biển, leo núi, cắm trại, du lịch đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ mà mình yêu thích như âm nhạc, nấu ăn, hội họa, thẩm mĩ… Mùa hè thật hấp dẫn phải không các bạn?

Câu 3: Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm như thế nào? Dựa vào những yêu cầu gì?

  • Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
    • Để lưu giữ và ghi nhớ nội dung chính.
    • Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
    • Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
  • Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
    • Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
    • Xác định nội dung chính.
    • Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
    • Viết thành bản tóm tắt.

Câu 4: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?

  • Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp:
    • Việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, nổi bật tính cách nhân vật.
    • Thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể.

Câu 5: Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những vấn đề gì?

  • Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý:
    • Phải tùy vào nội dung, mục đích và tính chất của văn bản
    • Yếu tố tự sự là chính.
    • Yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ là phụ. Không nên lạm dụng.

Câu 6: Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày.

  • Tính chất:
    • Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày.
    • Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
  • Một số văn bản thuyết minh thường gặp :
    • Giới thiệu một sản phẩm mới.
    • Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
    • Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.
    • Giới thiệu một tác phẩm.

Câu 7: Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy.

  • Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên cần:
    • Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.
    • Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
    • Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.
    • Tìm bố cục thích hợp.
  • Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp :
    • Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
    • Phương pháp liệt kê.
    • Phương pháp nêu ví dụ.
    • Phương pháp dùng số liệu.
    • Phương pháp so sánh.
    • Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 8: Bố cục thường gặp nhất khi làm bài thuyết minh là gì?

  • Bố cục thường gặp nhất khi làm bài thuyết minh bao gồm ba phần :
    • Phần mở đầu
      • Đây là phần giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh...).
    • Phần thân bài
      • Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như : cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.
    • Phần kết bài
      • Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
  • Dàn bài cụ thể
    • Thuyết minh về một đồ dùng
      • Mở bài: Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh.
      • Thân bài: 
        • Trình bày cấu tạo, đặc điểm (Nguyên liệu làm các bộ phận, màu sắc...)
        • Cách sử dụng, lợi ích của đồ dùng trong cuộc sống.
      • Kết bài:
        • Gía trị, ý nghĩa của đồ dùng.
        • Suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
    • Thuyết minh cách làm một sản phẩm nào đó.
      • ​Mở bài: Giới thiệu sản phẩm cần thuyết minh.
      • Thân bài:
        • Tên gọi thành phẩm.
        • Nguyên liệu làm.
        • Cách làm.
        • Cách trình bày (Yêu cầu thành phẩm)
        • Cách thưởng thức (Yêu cầu sử dụng)
      • Kết bài:
        • Suy nghĩ của bản thân (sở thích, thái độ).
    • Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
      • Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh
      • Thân bài:
        • Lịch sử, tên gọi và quá trình thành lập.
        • Vị trí địa lý (Ở đâu, đi bằng đường nào).
        • Đặc điểm của thắng cảnh.
      • Kết bài: Tình cảm của em đối với thắng cảnh.

Câu 9: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu một ví dụ về luận điểm và nói về các tính chất của nó.

  • Khái niệm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài.
  • Tính chất:
    • Chính xác, rõ ràng, cụ thể.
    • Luận điểm là một hệ thống: Có luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ và lập luận.
    • Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Ví dụ:

  • Với đề bài "Vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập", có thể đưa ra một số luận điểm như sau:
    • Phương pháp học tập có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.
    • Phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc...) hạn chế kết quả học tập.
    • Cần xây dựng phương pháp học tập mới (tích cực, chủ động...) nhằm mang lại hiệu quả cao...

Câu 10: Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yêu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp này.

  • Trong một bài văn nghị luận phải chú ý việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
    • Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
    • Còn yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, người hoặc cảnh, ... làm cho chúng hiện lên trước mắt người đọc, người nghe với những đặc điểm như chúng vốn có.
    • Cùng với yếu tố biểu cảm, các yếu tố tự sự, miêu tả này giúp cho văn bản nghị luận trở lên cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và vì vậy có sức truyền cảm và sức thuyết phục hơn.
  • Ví dụ:
    • Trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn có đoạn: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương. ... Thật là chốn tụ hội của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".
      • Trong đoạn trích trên, trước khi đi đến luận điểm: "Thành Đại La là nơi thắng địa, chốn tụ hội bốn phương, kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời", Lý Công Uẩn đã miêu tả rất chi tiết địa thế xung quanh Đại La. Cách miêu tả như vậy khiến người đọc, người nghe có thể hình dung rõ về nơi "thánh địa" ấy.

⇒ Luận điểm của tác giả tăng thêm sức thuyết phục.

Câu 11: Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó.

  • Khái niệm
    • Văn bản tường trình là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.
    • Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
  • Phân biệt

Phân biệt

Văn bản thông báo

Văn bản tường trình 

Giống nhau

(Về cách viết)

  • Đều là những văn bản thuộc loại hành chính.
  • Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).

Khác nhau

(Về mục đích)

  • Để điều hành công việc và để những người quan tâm, liên quan được biết và tham gia thực hiện.
  • Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc.
  • Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Ngoải ra, để hiểu hơn về bài học, các em tham khảo thêm phần bài giảng Ôn tập phần tập làm văn. 

3. Hỏi đáp về bài Ôn tập phần tập làm văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF