OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Ngữ văn 8

Banner-Video

Bài soạn giúp các em hiểu được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép, qua đó các em áp dụng vào làm bài tập về dấu câu và vận dụng trong khi viết.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung

  • Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh hay bổ sung thêm và làm rõ thêm cho một nội dung nào đó.
  • Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đóc và đánh dấu lời dẫn trực tiếp thì dùng dấu ngoặc kép, đối thoại dùng dấu gạch ngang.

2. Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Câu 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích sau.

a) Qua các cụm từ "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khhoats như thế, không thể khác), "định phận tại thiên thư" (định phận tại sách trời), "hành khan thủ bại hư" (chắc chẵn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

(Ngữ văn 7, tập một)

b) Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).

(Thúy Lan, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử)

c) Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,...) thích hợp.

(Ngữ văn 7, tập một)

  • Công dụng của dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên: 
    • a) Dùng để đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các cụm từ tiếng Hán: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. 
    • b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290 m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. 
    • c) Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn này được dùng ở hai vị trí. Vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung (theo quan hệ lựa chọn). Vị trí thứ hai, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.

Câu 2. Giải thích dấu hai chấm trong những đoạn trích sau:

a) Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu,... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này:

– Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phưu lưu kí)

c) Rồi một ngày mưa rào, mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,...

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

  • Giải thích công dụng của dấu hai chấm: 
    • a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá. 
    • b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. 
    • c) Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.

Câu 3. Đọc đoạn trích (SGK trang 136) và cho biết:

Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không?

Trong đoạn trích  này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?

  • Có thể bỏ dấu hai chấm nằm ở hai vị trí trong đoạn văn mà ý nghĩa cơ bản của đoạn văn vẫn không thay đổi. 

  • Tuy nhiên, nếu thêm dấu hai chấm vào thì nội dung ở phần sau dấu hai chấm sẽ được nhấn mạnh hơn.

Câu 4.  Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi.

Phong nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước.

(Trần Hoàng, Động Phong Nha)

Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?

Nếu viết lại Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? vì sao?

  • Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Khi thay như vậy, ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, khi thay bằng dấu ngoặc đơn vào phần sau dấu hai chấm thì nội dung phần này chỉ có tác dụng đi kèm thêm chứ không thuộc nội dung cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm. 
  • Nếu viết lại là Phong Nha gồm: động khô và động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được, bởi vì động khô và động nước không thuộc phần chú thích. Chỉ khi nào lược bỏ phần sau dấu hai chấm mà phần còn lại vẫn hoàn chỉnh về nghĩa thì khi ấy mới thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được.

Câu 5. Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại).

Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?

Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn có phải là một bộ phận của câu không?

  • Bạn đó đã chép lại dấu ngoặc đơn sai. Dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp. Ớ đây, bạn mới dùng phần mở của dấu ngoặc đơn chứ chưa có phần đóng. 
  • Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu.

Câu 6. Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số; trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

  • Một trong những vấn đề thời sự nóng hổi hiện nay là sự gia tăng dân số. Khi tìm hiểu việc tăng dân số của các nước (qua) Hội nghị Cai-rô ở Ai Cập, ta thấy với tốc độ sinh đẻ như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa con người không còn chỗ ở, không thể đảm bảo được đời sống (vì thiếu lương thực, thực phẩm). Vì vậy, mọi người phải hiểu sâu sắc một điều: sinh đẻ có kế hoạch là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. Đây là một vấn đề sống còn của nhân loại.

Để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn và nắm bài kĩ hơn các em tham khảo bài giảng Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

3. Hỏi đáp về bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF