OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 8


Qua bài học, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong năm. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tính thống nhất của văn bản

  • Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hêt trong chủ đề, trong tính thống nhất chủ đề của văn bản.
  • Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.

1.2. Tóm tắt văn bản tự sự

  • Khái niệm: Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện, trong đó bằng ngôn ngữ vă xuôi, bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật.
  • Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng năm bắt được nội dung chủ yêu hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá.

1.3. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

  • Văn tự sự ít hay nhiều đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm, các yếu tố này làm cho câu chuyên, nhân vật, sự việc trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.

1.4. Văn bản thuyết minh

  • Khái niệm:
    • Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực nhằm cung cấp tri thức, đặc điểm ,tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình , giải thích , giới thiệu.
  • Bố cục: 3 phần
    • Mở bài : Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
    • Thân bài: Trình bày các lợi ích , đăc điểm của đối tượng.
    • Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

1.5. Luận điểm trong bài văn nghị luận

  • Luận điểm là tư tưởng quan điểm , chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
  • Phân biệt giữa luận điểm, luận cứ, luận chứng
Phân biệt Luận điểm Luận cứ Luận chứng 
Vai trò

Đóng vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận.

Không có luận điểm bài văn như không có xương sống.

Lí lẽ, dẫn chứng căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm. Quá trình lập luận, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm.
1.6. Văn bản tường trình và văn bản thông báo
Phân biệt Văn bản tường trình Văn bản thông báo
Khái niệm Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
Mục đích

Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc.

Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Để điều hành công việc và để những người quan tâm, liên quan được biết và tham gia thực hiện.
Cách viết
  • Quốc hiệu
  • Địa điểm và thời gian làm tường trình
  • Tên văn bản
  • Nơi nhận
  • Nội dung tường trình
  • Người tường trình cam đoan, kí và ghi rõ họ tên.
  • Quốc hiệu.
  • Cơ quan ra thông báo và số thông báo
  • Địa điểm và ngày tháng năm ra thông báo.
  • Tên văn bản
  • Đối tượng tiếp nhận
  • Nội dung thông báo.
  • Chức vụ người ra thông báo
  • Ký đóng dấu cơ quan.
  • Nơi nhận.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Đề bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh - Động Phong Nha.

Dàn bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung
    •  Nằm trong núi đá vôi, từng nhiệt đới.
    • Hệ thống hang động đẹp lộng lẫy.
    • Con sông ngầm dài nhất thế giới.

2. Thân bài

  • Vị trí - đặc điểm
    • Núi đá vôi, Kẻ Bàng, cách Đồng Hới 50km về phía Tây.
    • Nhiều nhánh, dài trên 20km.
    • Mới khám phá nhánh dài nhất là một phần sông Nậm Aki, sông Son là một phần lộ ra mặt đất.
    • Động Phong Nha, Động Răng Gió.
  • Du lịch
    • Chèo thuyền
    • Mùa mưa sông Son dâng nước cao khuất cửa hang không thể tham quan
  • Tương truyền trong lịch sử
    • Hơn 100 năm trước, vua Hàm Nghi ẩn mình nơi đây cùng cận thần ra chiếu Cần Vương
  • Miêu tả động
    • Cửa động rộng 20m, cao 10m, có nhủ đá.
    • Động chính gồm: 14 buồng, nối thành hành lang ài 1500m.
    • Ngược dòng lên 800m từ cổng là hang nước cạn.

3. Kết bài

  • Động nằm trong rừng nguyên sinh Kẻ Bàng: còn nguyên sơ, tinh khôi.
  • Tham quan, bảo tồn món quà mà thiên nhiên đã ban tặng
ADMICRO

3. Soạn bài Ôn tập phần làm văn

Để hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Ôn tập phần làm văn.

4. Hỏi đáp Bài Ôn tập phần làm văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF