OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Bài 6 - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Trong Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường), các em đã học các kiến thức bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường; các đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ và cách viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Bài 6 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của thể loại thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường

1.1.1. Khái niệm

Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).

- Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.

- Thơ tứ tuyệt luật Đường: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tử tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.

1.1.2. Đặc điểm

a. Bố cục: gồm bốn phần:

- Bố cục bài thơ thất ngôn bát củ luật Đường thường được chia theo các cặp câu:

+ Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ).

Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc).

Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc).

+ Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý).

- Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia làm bốn phần:

+ Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ).

+ Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai).

+ Chuyển (câu 3: chuyển ý).

+ Hợp (câu 4: kết ý).

 

b. Luật:

- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.

- Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng.

- Ví dụ:

+ Tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc.

+ Tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên" cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.

 

c. Niêm: 

- Sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường được gọi là niêm.

- Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.

- Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định niêm luật như sau: câu 1 niệm với câu 8; câu 2 niệm với câu 3; câu 4 niệm với câu 5; câu 6 niệm với câu 7.

- Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định câu 1 niệm với câu 4, câu 2 niệm với câu 3.

 

c. Vần:

- Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận).

- Vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân).

- Vần được sử dụng thường là vần bằng.

 

d. Nhịp, đối:

- Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

Xem chi tiết thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường:

Nam quốc sơn hà

Qua đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan

Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

1.2. Ôn tập đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ

- Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí các thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.

1.3. Ôn lại cách viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Kể lại một hoạt động xã hội theo ngôi thứ nhất.

- Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.

- Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.

Thân bài: nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Kết bài: khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

 

Lời giải chi tiết:

- Bố cục hai phần:

+ Câu 1 – 2: tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng

+ Câu 3 – 4: khắc hoạ hình ảnh con người ưu tư vì dân vì nước.

- Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.

- Luật: Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.

- Vần chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (xa – hoa – nhà).

- Nhịp: cách ngắt theo nhịp 3/4 ở câu đầu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. Sự chuyển nhịp này góp phần tạo nét sinh động, duyên dáng cho bài thơ.

- Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đổi cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Bài 6, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.

- Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.

Soạn bài Ôn tập Bài 6 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 6 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 6: Tình yêu Tổ Quốc (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường; các đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ và cách viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Ôn tập Bài 6
  • Soạn bài tóm tắt Ôn tập Bài 6

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 6 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF