OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lòng yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Tinh thần yêu ước của nhân dân ta thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Tinh thần yêu ước của nhân dân là một bài văn ngắn gọn của Bác Hồ nhưng có thể xem là mẫu mực về văn bản nghị luận chứng minh. Bài văn đã ra đời hơn nửa thế kỷ nhưng cho đến nay nó vẫn có sức lay động hàng triệu độc giả các thể hệ... Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh

a. Cuộc đời:

- Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

- Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

- Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

- Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà Văn hóa kiệt xuất của Việt Nam

 

b. Quan điểm sáng tác:

- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

- Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

 

c. Sự nghiệp sáng tác:

- Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước.

- Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu,..

- Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...).

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Bài thơ Lòng yêu nước của nhân dân ta thuộc thể thơ văn bản nghị luận.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước.

- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nhận định chung về lòng yêu nước

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi.

- Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Nhận xét: Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước

1.2.2. Những biểu hiện của lòng yêu nước

- Trong lịch sử: có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

+ Bà Trưng, Bà Triệu.

+ Trần Hưng Đạo.

+ Lê Lợi, Quang Trung…

- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:

+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.

+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc.

+ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.

+ Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải.

+ Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.

+ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất.

+ Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…

Kết luận: Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước.

Dân công tỉnh Phú Thọ gánh gạo phục vụ Chiến dịch Trung du năm 1950-1951

Dân công tỉnh Phú Thọ gánh gạo phục vụ Chiến dịch Trung du năm 1950-1951

1.2.3. Nhiệm vụ của mọi người

- Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

- Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục.

- Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sau câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em.

 

Lời giải chi tiết:

Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã và đang cố gắng hoàn thiện bản thân để có thể thể hiện lòng yêu nước của mình. Với các hoạt động có ích cho xã hội, em đã tham gia các hoạt động tình nguyện, quyên góp giúp đỡ đồng bào, còn tham gia vào các hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường phố nơi mình ở hay ở những khu di tích lịch sử của địa phương. Trong học tập, để hoàn thành nguyện vọng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu của Bác Hồ, em đã luôn tích cực học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc, đặc biệt chú trọng đến những môn học mang tính lịch sử đất nước để biết thêm những gian nan đất nước và dân tộc ta đã trải qua, từ đó biết cố gắng hơn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em đã luôn quảng bá những hình ảnh đẹp của đất nước thông qua các trang mạng xã hội. Luôn có ý thức chống lại những hành vi phản quốc và các tệ nạn xã hội, không để bị lợi dụng làm những điều gây tổn hại đến quốc gia.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Lòng yêu nước của nhân dân ta, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta đã khẳng định một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" bằng những dẫn chứng, lập luận đầy sức thuyết phục. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Lòng yêu nước của nhân dân ta
  • Soạn văn tóm tắt Lòng yêu nước của nhân dân ta

Hỏi đáp bài Lòng yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta

Qua văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả cho thấy lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF