OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Mưa xuân II - Nguyễn Bính - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nếu như mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đẹp đến vô thực, nồng cháy đến khiến ta say mê thì mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lại hoàn toàn khác. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Mưa xuân II - Nguyễn Bính thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây để cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân đậm chất giản dị, thanh bình của làng quê Việt Nam như chính tâm hồn ông vậy! Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Bính

a. Cuộc đời:

- Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. 

- Năm sinh: 1918 - 1966.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

Nhà thơ Nguyễn Bính

Nhà thơ Nguyễn Bính (1918 - 1966)

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Phong cách sáng tác:

+ Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

+ Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

- Tác phẩm tiêu biểu: Qua nhà (Yêu đương 1936); Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937); Cô hái mơ (Thơ 2007); Tương tư, Chân quê (Thơ 1940);...

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm Mưa xuân II thuộc thể loại thơ bảy chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

- Phần 2: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Bài thơ Mưa xuân II hiện ra với khung cảnh mùa xuân qua cái nhìn và cảm nhận của Nguyễn Bính. Tác giả vừa cảm nhận, vừa hỏi xung quanh đã thấy mùa xuân giống mình chưa. Khi mùa xuân đến khung cảnh đã thay đổi rất nhiều, không khí vương mùi mát lạnh của những cơn mưa thoang thoảng bay ngoài trời. Cây cối cũng đang đưa mình thay đổi, không còn sự trơ trụi ở mùa đông nữa mà thay vào đó là sự đâm chồi nảy lộc. Những cây cam và những đám cỏ dại cũng đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Các con vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, chúng thi nhau giăng tơ và bay lượn trên bầu trời. Tất cả thiên nhiên và con vật đều đang hòa mình vào thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cái ẩm ướt của mưa xuân đang bao phủ khắp các làng và những lưu luyến không dứt dành cho thiên nhiên mùa xuân. 

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.1.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến

- Thời gian: chiều ấm.

a. Cảnh vật:

- gió thoảng đưa,

- mưa bụi rắc thưa thưa,

- tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần,

- Lơ lửng mù sương phảng phất mưa,

- … 

=> Nhận xét: Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.

 

b. Thiên nhiên:

- cây cam quýt cành giao nối,

- lá đón mưa,

- Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh,

- Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ ,

=> Nhận xét: Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.

Hình ảnh mưa xuân

Hình ảnh mưa xuân

 

c. Thủ pháp nghệ thuật: Sử dụng từ láy: “tà tà”, “thưa thưa”:

- Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên.

- Thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới. 

=> Nhận xét: Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.

1.2.2. Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến

a. Bức tranh mùa xuân:

- Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách. 

- Xe lửa về Nam chạy chạy mau

- Một toán cò bay thành hàng chữ nhất 

=> Nhận xét: Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống. 

 

b. Tâm trạng của con người:

- Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.

- Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

- Vang tiếng trống hội đình 

=> Nhận xét: Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây. 

* Kết luận:

- Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất. 

- Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê. Nguyễn Bính đã ghim vào tâm khảm người đọc một bản đính ước của mùa và xui người ta mong nhớ. 

1.3.2. Về nghệ thuật

- Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von. 

ADMICRO

Bài tập minh họa

Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?

 

Lời giải chi tiết:

- Con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ.

- Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình từ môi trường tự nhiên.

- Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người.

- Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Mưa xuân II - Nguyễn Bính, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

Soạn bài Mưa xuân II - Nguyễn Bính - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài thơ Mưa xuân II ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Mưa xuân II - Nguyễn Bính - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Mưa xuân II - Nguyễn Bính

Qua bài thơ Mưa xuân II, tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF