OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 7 - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức đã học trong Bài 7: Tin yêu và ước vọng, bao gồm: đặc trưng cơ bản của thể loại thơ tự do; tác dụng của biện pháp tu từ và cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do cụ thể; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 7 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc điểm của thể loại thơ tự do

1.1.1. Khái niệm

Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ..

1.1.2. Đặc điểm

- Vần: Thơ tự do có thể có vẫn hoặc không vẫn. Khi có vần, cách giao vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách.

- Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vẫn ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ.

- Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản

- Mạch cảm xúc: Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình.

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

Xem chi tiết thơ tự do:

Đồng chí - Chính Hữu

Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi

1.2. Ôn lại tác dụng của biện pháp tu từ và cách giải thích nghĩa của từ

1.2.1. Tác dụng của biện pháp tu từ

- Tăng sự gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.

- Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng độc đáo cho người đọc.

- Tăng tính nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm văn học.

1.2.2. Cách giải thích nghĩa của từ

- Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị.

- Dùng để đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.

- Giải thích ý nghĩa của từng thành tố.

1.3. Ôn tập cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề). 

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

ADMICRO

Bài tập minh họa

"Ước mơ và hi vọng giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối".

(Khuyết danh)

Qua việc đọc hiểu các văn bản trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên.

 

Lời giải chi tiết:

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ước mơ và hi vọng giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối.” Trước hết, hiểu đơn giản thì “ước mơ” là những điều con người mong muốn, khao khát đạt được trong tương lai. Còn “hi vọng” có nghĩa là tin tưởng, mong chờ vào những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Hình ảnh “loài chim đang cảm nhận buổi ban mai, khẽ khàng cất tiếng hót khi trời còn vẫn tối” gợi ra sức sống mãnh liệt, cũng như khao khát được tận hưởng cuộc sống. Như vậy, câu danh ngôn đã giúp cho chúng ta hiểu được về giá trị của ước mơ và hi vọng là vô cùng quan trọng với con người. Nhờ có ước mơ và hi vọng soi sáng, con người sẽ nỗ lực hướng đến tương lai, không ngại khó khăn thử thách để đạt được thành công. Chúng ta biết khao khát chạm đến thành công, kiên trì với điều đó để vượt qua dù “trời vẫn còn tối” - vẫn còn khó khăn, thử thách đang chờ đợi. Vì vậy, mỗi người hãy biết nuôi dưỡng ước mơ và hi vọng cho bản thân.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 7, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

Bước đầu biết làm một bài thơ tự do; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 7 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 7: Tin yêu và ước vọng, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về đặc trưng cơ bản của thể loại thơ tự do; tác dụng của biện pháp tu từ và cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Củng cố, mở rộng Bài 7
  • Soạn bài tóm tắt Củng cố, mở rộng Bài 7

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 7 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF