OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Với bài học Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát nằm trong chương trình Cánh diều Ngữ văn 6 sẽ giúp các em biết cách viết một đoạn văn nêu cảm xúc của em về một bài thơ lục bát em tâm đắc nhất. Học247 mời các em cùng tham khảo bài học chi tiết dưới đây nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Định hướng

- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

- Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

+ Đọc kĩ để hiểu bài thơ.

+ Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

+ Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ?

1.2. Thực hành

Thực hành: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a. Chuẩn bị:

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

- Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ.

- Đọc lại bài thơ.

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như:

+ Bài thơ lục bát em thích là bài thơ nào?

+ Nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ làm cho em thích? Vì sao em thích?

+ Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài thơ?

- Lập dàn ý đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý:

+ Mở đoạn: Nêu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

+ Thân đoạn:

  • Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,...
  • Nêu lên các lí do khiến em thích. Ví dụ: Về nội dung, bài thơ gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ , cha và những người thân,...; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;...

+ Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. Ví dụ: Bài thơ nói giúp em được những gì (tình cảm đối với ông, bà, cha, mẹ, người thân)?

c. Viết:

Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý lựa chọn các từ ngữ phù hợp để diễn tả cảm nghĩ của em về bài thơ này.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

Đọc lại đoạn văn đã viết. Đối chiếu với yêu cầu đã nêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý ở mục 2. Thực hành để tự phát hiện các lỗi và biết cách sửa lỗi.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ dàn ý đã lập ở phần Thực hành, em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn bài ca dao em nắm rõ nội dung nhất.

- Viết đoạn văn cần có: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

b. Lời giải chi tiết:

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát hay và sáng tạo nhất.

+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân.

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Bài học Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát nhằm giúp các em học sinh lớp 6 rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về một bài thơ đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF