OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) sách Cánh diều nhằm giúp các em học sinh bước đầu hiểu về thành ngữ, nắm được công dụng của dấu chấm phẩy cùng biện pháp tu từ so sánh. Hy vọng bài học này sẽ giúp các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu về thành ngữ

- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.

- Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa, một cổ hai tròng,… 

→ Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.

1.2. Công dụng của dấu chấm phẩy

- Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

- Ví dụ: "Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy" (Ngạn ngữ phương Đông).

1.3. Biện pháp tu từ so sánh

- Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

- Ví dụ:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy tìm một số thành ngữ và giải thích nghĩa của chúng.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về thành ngữ để giải bài tập này.

- Tìm thành ngữ trên các phương tiện như: Báo chí, sách văn học, internet,...

b. Lời giải chi tiết:

- "Lên thác xuống ghềnh": Mang ý nghĩa chỉ sự bấp bênh, không ổn định trong cuộc sống.

- "Ba chìm bảy nổi": Cuộc đời bấp bênh, vất vả.

- "Lên voi xuống chó": Con đường danh vọng bấp bênh, thăng trầm.

- "Chân cứng đá mềm": Sức lực dẻo dai, bền bỉ tới cùng.

Bài tập 2: Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:

"Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại".

(Nguyễn Đăng Mạnh)

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về dấu chấm phẩy để giải bài tập này.

- Đọc kĩ đoạn văn và tìm ra chỗ câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy.

b. Lời giải chi tiết:

- Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy là: "Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại".

- Tác dụng: Ngăn cách các vị ngữ trong câu.

Bài tập 3: Em hãy điền vào chỗ trống trong những ngữ liệu sau để câu văn có được phép tu từ so sánh.

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta ... cánh kiến hoa vàng

... xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

"Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình ...".

(Ca dao)

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về phép tu từ so sánh để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

"Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".

(Ca dao)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách sử dụng dấu chấm phẩy phù hợp.

+ Nhận biết và phân tích được thành ngữ, biện pháp tu từ so sánh trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 4)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) nhằm giúp các em biết cách nhận diện và phân tích được thành ngữ, dấu chấm phẩy và biện pháp tu từ so sánh trong một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 4) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF