OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều


Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo bài học Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với bài học này, các em sẽ có thêm vốn kiến thức để viết bài văn tả cảnh sinh hoạt hay và sáng tạo nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Định hướng

a. Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình lao động, học tập hoặc tham gia các hoạt động văn hóa thể thao du lịch lễ hội,... Ví dụ: Văn bản Keo vật.

b. Từ văn bản Keo vật, có thể rút ra một số điểm cần chú ý khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt:

- Em định tả lại hoạt động gì? Tả hoạt động khác gì tả người (chân dung) và tả cảnh?

- Tả hoạt động phải tập trung miêu tả các hành động, trạng thái của nhân vật thể hiện bằng các động từ, tính từ. Liên hệ với các chi tiết miêu tả hành động, trạng thái của nhân vật trong đoạn trích trên.

- Tả hoạt động cần nêu được các diễn biến của một hoạt động. Tham khảo các diễn biến của keo vật được miêu tả trong đoạn trích trên.

1.2. Thực hành

Thực hành: Tả lại một trận bóng đá mà em đã chứng kiến:

a. Chuẩn bị:

Tìm hiểu yêu cầu tả lại trận bóng đá:

- Em có những hiểu biết gì về bóng đá?

- Nếu miêu tả lại trận bóng đá thì em chú ý những hoạt động nào? Các hoạt động, hành động của cầu thủ bóng đá thể hiện bằng những động từ, tính từ nào là phù hợp? 

- Nếu tả lại một trận bóng đá thì em sẽ biểu diễn như thế nào?

- Cảm xúc của em về trận bóng ấy ra sao?

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: Dựa vào mục a Chuẩn bị để đặt và trả lời một số câu hỏi như:

+ Trận bóng đá mà em định tả lại là trận bóng nào? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào (thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem,...)?

+ Quang cảnh của sân bóng đá như thế nào?

+ Trận bóng diễn ra thế nào? (Mở đầu thế nào? Hoạt động của các cầu thủ và trọng tài ra sao? Có cầu thủ nào nổi trội? Nội trội như thế nào? Kết quả trận đấu như thế nào?...)?

+ Khán giả xem trận bóng ra sao?

- Lập dàn ý: Từ các ý tìm được, em hãy lập dàn ý theo ba phần của bài viết.

+ Mở bài: Giới thiệu chung về trận bóng đá mà em đã chứng kiến (Trận bóng ấy là của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào?...).

+ Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của trận đấu; có thể miêu tả theo trật tự sau:

  • Quang cảnh trận đấu.
  • Diễn biến trận đấu: Miêu tả chi tiết hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau (hậu vệ, tiền vệ, trung phong, thủ môn,...); chú ý các hoạt động và các cầu thủ nổi bật; hoạt động của trọng tài và thái độ, tình cảm của người xem,...
  • Kết quả trận đấu.

+ Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đã xem.

c. Viết:

- Dựa vào dàn ý, viết bài văn tả lại trận bóng đá mà em đã chứng kiến.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

- Kiểm tra phát hiện lỗi của dàn ý bài viết tả lại một trận bóng đá; trao đổi nhận xét những gì đã đạt và những gì còn thiếu; từ đó biết hướng sửa chữa.

- Kiểm tra lại bài văn đã viết, phát hiện các lỗi và nêu hướng sửa chữa.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy thực hành viết bài văn tả cảnh sinh hoạt đã đề ra ở phần Thực hành.

a. Hướng dẫn giải:

- Khi viết cần bám theo các bước đã đề ra từ trước của một bài văn tả cảnh sinh hoạt.

- Bài văn cần có bố cục ba phần đầy đủ: Mở bài, thân bài và kết bài.

b. Lời giải chi tiết:

Sau khi hoà 0 - 0 trong trận đấu giao hữu ngày 26/3, hai đội bóng lớp 6A và 6B chiều nay sẽ ra sân thi tài một lần nữa để bảo vệ màu cờ sắc áo của đội mình.

Hết giờ học, cả hai lớp ùa ra sân cỏ. Đó là một góc sân trường có bốn cây phượng làm mốc. Chẳng cần phải có khung thành, cầu thủ hai đội đã xếp giày dép và quần áo, cặp sách thành hai đống, tượng trưng cho hai cột gôn rồi bắt đầu giao bóng.

Trọng tài là Tiến "sứt" - đội viên Cờ đỏ lớp 6C. Lí do giải đấu chọn Tiến làm thủ môn vì Tiến hứa sẽ không thiên vị đội nào. Xung quanh sân bóng đầy những cổ động viên của hai đội, kẻ ngồi người đứng, mắt dán theo trái bóng tròn và luôn luôn vỗ tay, hò hét rất nhiệt tình.

Vừa vào trận, đội 6A đã tấn công liên tục, uy hiếp khung thành 6B hết đợt này đến đợt khác. Kìa, bóng đang ở chân Đông. Hùng lao ra cướp bóng nhưng Đông đã kịp chuyền cho Dũng. Dũng một mình một bóng đối mặt với thủ môn. Dũng sút một cú thật mạnh. Thủ môn Ngọc lao ra bắt bóng. Nhưng trượt rồi! Đội 6A đã mở tỉ số, ghi bàn thắng đầu tiên của trận đấu và hy vọng sẽ lấy lại danh dự cho đội nhà.

Khán giả vỗ tay giòn giã khích lệ các cầu thủ. Thừa thắng xông lên, đội 6A tổ chức tấn công ào ạt. Đội 6B quyết tâm bảo vệ khung thành. Dũng lại đang có bóng. Dũng đã rẽ bóng sang góc trái, lừa qua hậu vệ đối phương rất ngoạn mục và sút một quả như tên bắn. Thủ môn Ngọc vất vả lắm mới đẩy được bóng ra ngoài. Khung thành 6B lại một phen nghiêng ngả.

Trận đấu lại tiếp tục sôi nổi và hào hứng. Những tấm lưng ướt đẫm mồ hôi vẫn tích cực chạy trên sân cỏ. Trái bóng tròn đang lăn nhanh làm cho các cầu thủ chẳng còn để ý đến điều gì khác nữa. Bây giờ, đội 6B đang tổ chức tấn công. Hùng có bóng. Hùng dẫn bóng đến sát khung thành của đội 6A. Chưa kịp sút, trái bóng đã nằm gọn trong tay thủ môn Khánh. Trọng tài Tiến "sứt" mồ hôi đầm đìa, áo dính sát lưng nhưng vẫn điều khiển trận đấu một cách bình tĩnh và công bằng, cổ đeo còi như trọng tài chuyên nghiệp. Tiến nhanh chân tinh mắt nên thổi còi rất kịp thời và chính xác.

Kìa, cầu thủ đội 6B lại tranh được bóng và lần này, một mình một bóng, tiền đạo Vũ Mạnh Hùng của đội 6B đã tiến lên sút tung lưới đối phương, trả lại thế cân bằng cho hai đội. Đúng là hai đội ngang sức ngang tài nên từ đó cho đến lúc trời xẩm tối, không đội nào ghi thêm được bàn thắng. Trận đấu kết thúc với tỉ số 1 - 1.

Đã đến lúc phải chia tay, cầu thủ hai đội và khán giả hẹn gặp lại nhau trong tuần tới. Trận đấu này tuy không đem vinh quang về cho đội nào nhưng mọi người đều rất phấn khởi và cảm thấy gắn bó, yêu mến nhau hơn.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

+ Rèn luyện kĩ năng viết văn ngày càng hay và sáng tạo.

Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Bài học Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngày càng phong phú. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF