OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều

Banner-Video

Văn bản nghị luận Vẻ đẹp của một bài ca dao mang đến cho các em cách lập luận, phân tích một bài ca dao thuyết phục được người đọc, người nghe. Để hiểu hơn về cách phân tích của tác giả Hoàng Tiến Tựu, các em có thể tham khảo bài soạn Vẻ đẹp của một bài ca dao thuộc sách Cánh diều chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

1.2. Nghệ thuật

- Khả năng lập luận sắc bén.

- Bố cục hợp lí, phù hợp với mạch nội dung phân tích của tác giả.

2. Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao

Câu 1. Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa?

Trả lời:

- Nội dung chính: vẻ đẹp của bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”.

- Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, bài ca dao trên có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn?

Trả lời:

- Theo tác giả, bài ca dao trên có 2 vẻ đẹp: vẻ đẹp cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái ngắm cánh đồng.

- Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản.

- Vẻ đẹp của chẽn lúa trên cánh đồng được tác giả chú ý phân tích hơn.

Câu 3. Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.

Trả lời:

- Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh: chẽn lúa, nắng hồng ban mai.

- Ví dụ: Hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ trước làn gió nhẹ và "dưới ngọn nắng hồng ban mai" mới đẹp làm sao.

Câu 4. Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2, 3, 4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao.

Trả lời:

Phần 1

Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp

Phần 2

Bố cục của bài ca dao

Phần 3

Phân tích 2 câu thơ đầu của bài ca dao

Phần 4

Phân tích 2 câu thơ cuối của bài ca dao

Câu 5. So sánh những gì em hiểu viết về ca dao ở bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tự cho em hiểu thêm được những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này?

Trả lời:

- So với những gì em biết về ca dao ở Bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em hiểu thêm được về nội dung và hình thức của bài ca dao: 

+ Nội dung: Ca dao, dân ca  là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.

+ Hình thức: Thể thơ gồm những loại chính như: các thể vãn, thể lục bát, thể song thất và song thất lục bát, thể hỗn hợp (hợp thể).

- Em thích nhất câu: "Thân em như chẽn lúa đòng đòng".

Các em có thể tham khảo bài giảng Vẻ đẹp của một bài ca dao để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Hoàng Tiến Tựu, em viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao sau:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Trả lời:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Đây là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao

Với bài Vẻ đẹp của một bài ca dao nằm trong chương trình sách Cánh diều nhằm giúp các em nắm được cách phân tích một bài ca dao thuyết phục được người đọc, người nghe. Để nắm được nội dung bài học này dễ dàng hơn, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Vẻ đẹp của một bài ca dao dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Vẻ đẹp của một bài ca dao Ngữ văn 6

Khi gặp khó khăn gì trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF