OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

Banner-Video

Học247 xin gửi đến các em bài soạn Thảo luận nhóm về một vấn đề thuộc sách Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em học sinh biết cách thảo luận và trao đổi với các bạn trong lớp về một vấn đề cụ thể. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ giúp các em có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Định hướng

- Trong cuộc sống và học tập, sinh hoạt có những vấn đề các em cần phải thảo luận trong nhóm nhỏ để có giải pháp thống nhất. Vấn đề ấy có thể là một hiện tượng đời sống. 

- Để tham gia thảo luận, các em lưu ý:

+ Xác định vấn đề chưa thống nhất có thể có nhiều ý kiến khác nhau.

+ Biết đặt và trả lời câu hỏi trong quá trình thảo luận nhóm.

+ Biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

+ Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe người trao đổi trong nhóm.

1.2. Thực hành

- Chuẩn bị kĩ càng

- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết cho bài thảo luận nhóm về một vấn đề.

- Nói và nghe theo dàn ý đã lập.

- Kiểm tra và chỉnh sửa nếu cần thiết.

2. Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề

Câu hỏi: Chuẩn bị các ý khi trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?"

Trả lời:

a. Lập dàn ý:

- Mở bài: Nêu vấn đề. Ví dụ: Liệu chơi game có phải chỉ có hại hay không? 

- Nội dung chính, có thể có ba loại ý kiến, ví dụ:

+ Chơi game có hại (vì chơi game mất rất nhiều thời gian, không tập trung vào việc học tập và làm việc giúp cha mẹ, gia đình; thức khuya, có hại cho sức khỏe,...).

+ Chơi game có lợi (vì nhiều nội dung game rất hấp dẫn, được rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay, nhanh mắt; nhiều nội dung trò chơi bằng tiếng Anh giúp người chơi luyện tập ngoại ngữ,...).

+ Chơi game vừa có lợi vừa có hại: tham khảo cái lợi và cái hại nêu trên của việc chơi game để trình bày ý kiến của em.

- Kết thúc: Nên thống nhất ý kiến về vấn đề này như thế nào?

+ Chơi game có lợi và không có lợi như thế nào?

+ Khi nào thì việc chơi game trở nên có hại? Chơi game như thế nào thì có lợi?

b. Nói và nghe:

- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, trình bày ý kiến của em.

- Nêu các câu hỏi, chất vấn những điều chưa rõ hoặc không tán thành ý kiến của bạn.

- Trả lời câu hỏi bạn nêu ra cho em.

- Tập trung theo dõi và tôn trọng khi bạn phát biểu.

c. Kiểm tra và chỉnh sửa:

Rút kinh nghiệm về việc thảo luận và cách phát biểu, thảo luận.

- Người nói:

+ Xem xét nội dung thảo luận: Có nêu được rõ ràng ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về việc chơi game không? Ý kiến trình bày có sức thuyết phục không?

+ Rút kinh nghiệm cách phát biểu và các lỗi trong phát biểu, thảo luận.

- Người nghe:

+ Xem xét yêu cầu nắm được thông tin. Người nói nêu ưu điểm hay hạn chế của việc chơi game? Lí lẽ và bằng chứng mà người nói đưa ra để làm rõ ý kiến của mình là gì?

+ Rút kinh nghiệm các lỗi về thái độ trong khi nghe và khi phát biểu, thảo luận.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy thảo luận nhóm về vấn đề sau: Trao đổi về vấn đề "Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?"

Trả lời:

Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề: Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?

Game là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí để tạo ra một hệ thống phần mềm mà người chơi có thể tương tác. Ví dụ như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg… Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn.

Việc chơi game thực ra không chỉ hoàn toàn có hại, mà cũng đem lại một số lợi ích nhất định. Game giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa lí (ví dụ như Ai là triệu phú) giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá.

Nhưng cần ý thức được rằng nếu chỉ đơn thuần chơi game với mục đích giải trí sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nhưng ở đây, nhiều người (đặc biệt là học sinh, sinh viên) lại ngồi trước màn hình máy tính đến hàng giờ và mải chơi đến mức quên ăn, quên ngủ thì đã trở thành tình trạng “nghiện game online”. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có những hành vi sai trái như trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ… để đi chơi điện tử. Đó quả thật là một thực trạng đáng ngại trong giới trẻ hôm nay.

Tác hại của việc chơi game đầu tiên chính là ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo. Ngoài ra, nó còn làm tiền bạc của gia đình một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…) có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Học sinh, sinh viên là những đối tượng chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sa sút. Những hình ảnh ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.

Qua đây, chúng ta có thể khẳng định việc chơi game không chỉ có hại mà còn có một số lợi ích nhất định. Nhưng con người cần ý thức để không rơi vào tình trạng “nghiện game”.

Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Thảo luận nhóm về một vấn đề Ngữ văn 6

Nếu nội dung bài soạn có phần khó hiểu các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ giúp các em giải đáp cụ thể.

OFF