OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

Banner-Video

Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng thuộc sách Cánh diều kể về câu chuyện giữa ông lão, mụ vợ và cá vàng, cá vàng đại diện cho công lí: Những kẻ bội bạc, tham lam tất sẽ bị trừng trị đích đáng. Để hiểu hơn về câu chuyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Ông lão đánh cá và con cá vàng chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

1.2. Nghệ thuật

- Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

2. Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1. Hãy liệt kê ra vở những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong các phần (2),(3),(4),(5),(6) theo gợi ý.

Trả lời:

Các phần

Vợ ông lão đánh cá

Ông lão đánh cá

Biển

2

Mắng chồng là đồ ngốc. Đòi máng lợn mới.

Đi ra biển gọi cá vàng lên hỏi.

Gợn sóng êm ả.

3

Quát to hơn - đồ ngu. Đòi ngôi nhà rộng.

Ông lão lại đi ra biển hỏi.

Đã nổi sóng.

4

Mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa. Đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Ông lão lại lóc cóc ra biển hỏi.

Nổi sóng dữ dội.

5

Nổi trận lôi đình, đuổi chồng. Đòi làm nữ hoàng.

Ông lão hoảng sợ kêu xin nhưng cuối cùng cũng đành lủi thủi ra biển hỏi.

Nổi sóng mù mịt.

6

Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng. Đòi làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

Ông lão không dám trái lời mụ nên lại đi ra biển hỏi.

Nổi sóng ầm ầm.

 

Câu 2. Từ bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá?

Trả lời:

- Tính cách của vợ ông lão: tham lam, độc ác, vong ơn bội nghĩa.

- Tính cách của ông lão: nhân hậu, hiền lành nhưng nhu nhược.

Câu 3. Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Cảnh biển thay đổi theo xu hướng xấu đi, giận giữ, bão tố hơn.

- Sự thay đổi đó có ý nghĩa: Sự tham lam của mụ vợ đã khiến biển cả, trời đất nổi giận.

Câu 4. Bài học em rút ra được từ câu chuyện này là gì?

Trả lời:

- Câu chuyện muốn ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

Câu 5. Hãy nêu một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật;...).

Trả lời:

- Điểm giống nhau:

  • Có các yếu tố kì ảo, hoang đường:
  • Kiểu nhân vật theo mô típ: người hiền gặp lành, kẻ tham lam sẽ có bài học thích đáng

- Điểm khác nhau:

  • Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động truyền miệng từ đời này qua đời khác
  • Còn tác phẩm trên có là do nhà văn người Nga viết.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ông lão đánh cá và con cá vàng

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông lão trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Trả lời:

Mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông là người hiền lành, nhân hậu, ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Qua đó có thể thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nhưng chính sự hiền lành của lão đã khiến mụ vợ nổi lòng tham lam, lúc đầu mụ yêu cầu chiếc máng mới thay cho chiếc máng lợn đã vỡ. Điều mong muốn ấy có thể hiểu và cũng thông cảm được vì nó thiết thực trong cuộc sống của vợ chồng lão. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Để hiểu hơn về tác phẩm này, Học247 mời các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF