OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập (Bài 8) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Banner-Video

Bài soạn Ôn tập (Bài 8) dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học

- Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

- Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

- Văn bản Góc nhìn

- Văn bản Học thầy, học bạn

1.2. Lưu ý khi viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

- Bước 3: Viết bài.

- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

2. Soạn bài Ôn tập (Bài 8)

Câu 1. Trình bày các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.

Trả lời:

- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết. Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Câu 2. Tóm tắt ý kiến, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã đọc bằng cách hoàn thành bảng đã cho.

Trả lời:

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Học thầy, học bạn

Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Lí lẽ: Trong cuộc đời của mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Dẫn chứng: Về thời tuổi trẻ của danh hoạ Lê-ô-na-đô Đa Vin-chi có sự dẫn dắt của người thầy Ve-rốc-chi-ô.

Mặt khác, hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Lí lẽ: Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Dẫn chứng: Hiệu quả của việc học tập từ bạn bè.

Bàn về nhân vật Thánh Gióng


 

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường.

- Lí lẽ: Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng

- Dẫn chứng: Bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh…

Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

- Lí lẽ: Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

- Dẫn chứng: Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im không biết nói. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng vụt lớn lên và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc.

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Ngọt ngào là hạnh phúc.

- Lí lẽ: Ngọt ngào mang đến sự bình yên…

- Dẫn chứng: Những hành động quan tâm, Tỷ phú Bin Gết-xơ.

Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.

- Lí lẽ: Một người mẹ sinh con dù đau đớn mệt mỏi vẫn thấy hạnh phúc; Những người bị tật nguyền vẫn hạnh phúc vì có thể sống, cống hiến…

- Dẫn chứng: Quá trình mang thai, sinh con của người mẹ; Võ Thị Ngọc Nữ.

Câu 3. Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản như thế nào? Từ đó, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề?

Trả lời:

- Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình.

- Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá mộ vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.

Câu 4. Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.

Trả lời:

- Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiệ tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ suông.

Câu 5. Cuộc sống từ góc nhìn của ta và từ góc nhìn của người khác liệu có giống nhau?

Trả lời:

- Cuộc sống từ góc nhìn của chúng ta và người khác không thể giống nhau. Bởi lẽ, mỗi người sẽ có cái nhìn, suy nghĩ, quan điểm khác nhau về cuộc sống.

Các em có thể tham khảo

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn nêu bài học rút ra được từ văn bản Góc nhìn.

Trả lời:

Câu chuyện “Góc nhìn” đã đưa ra tình huống của nhà vua và gửi đến người đọc bài học trong cách nhìn nhận vấn đề. Trước "con đường gập ghềnh, sỏi đá", nhà vua đã đưa ra một cách giải quyết rất hao tốn ngân khố của nước nhà, vả lại còn bọc tất cả con đường phố đều bằng da của súc vật, điều này thực hiện được rất khó, xác suất thành công được là tỉ lệ rất thấp. Còn anh người hầu "khôn ngoan" đã phản bác lại, đưa ra một ý kiến : "Cắt những miếng da bò thật êm ái, phủ quanh đôi chân của mình. Như vậy không những chân không còn đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được kim ngân, châu báu và của cải". Câu chuyện để lại nhiều điều đáng suy ngẫm. Khi gặp chuyện không như ý, điều bạn nghĩ đến đầu tiên là thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh hay là thay đổi chính bản thân mình? Kỳ thực, thay đổi người khác rất khó, vì ai cũng có quan niệm cố hữu và tự tôn của bản thân. Thay đổi thế giới này lại càng khó hơn. Điều duy nhất mình có thể nắm chắc, đó chính là thay đổi bản thân mình. Đừng coi thường sức mạnh của bản thân. Chỉ một điều thiện ác của mình cũng có thể cảm ứng cả trời đất. Tiến sĩ Masaru Emoto, tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”, đã tiến hành các thí nghiệm và quan sát được rằng: dưới tác dụng của các suy nghĩ tích cực (thiện niệm) của con người, nước hình thành các tinh thể vô cùng hài hoà đẹp đẽ, thậm chí nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng được thanh lọc và trở nên thuần tịnh trở lại. Mỗi người là một phần tử quan trọng của xã hội và khi chúng ta có suy nghĩ tích cực, hiểu được phần hạn chế của bản thân để thay đổi mình là một điều quý giá. Câu chuyện trên, quả là một câu chuyện bổ ích! Nó giúp chúng ta thấu hiểu được mọi thứ, đặc biệt là chính mình...

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập (Bài 8) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF