OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Nghĩa của từ - Ngữ văn 6

Banner-Video

Thông qua bài soạn giúp các em làm quen được nghĩa của từcác cách giải nghĩa của từ. Đồng thời, bài soạn giúp các em giải quyết các bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
  • Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau
    • Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
    • Đưa ra những từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

2. Soạn bài Nghĩa của từ

2.1. Nghĩa của từ là gì?

  • Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc v.v...) được hình thành trong đời sống, được mọi người làm theo.
  • Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
  • Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

a) Mỗi chú thích ở trên gồm hai bộ phận, phần đầu nêu từ (in đậm) phần sau giải thích nghĩa của từ.

b) Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.

  • Hình thức
  • Nội dung

⇒ Nghĩa của từ

2.2. Cách giải thích nghĩa của từ

  • Từ "tập quán" được giải thích bằng cách trình bày khái niệm về sự vật mà từ biểu thị.
  • Từ "lẫm liệt" được giải thích bằng các từ đồng nghĩa.
  • Từ "nao núng" được giải thích bằng từ đồng nghĩa và nêu tính chất mà từ biểu thị.

Để củng cố hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghĩa của từ.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học, cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ bằng cách nào?

  • Lưu ý
    • Ta chỉ nên chọn mỗi bài một vài chú thích, không nên chọn số lượng quá nhiều.
TT Tên văn bản Giải thích bằng cách nêu tính chất Bằng từ đồng nghĩa
1 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
  • Sính lễ: Lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái đố cưới xin
  • Hồng mao: Ở đây chỉ bờm ngựa màu hồng
  • Tâu: Thưa trình
  • Phán: Truyền bảo
2 Thánh Gióng
  • Sứ giả: người vâng mệnh trên đi làm việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài
  • Hốt hoảng: chi tình trạng sợ sệt vội vã, cuống quýt
  • Phong: ban, cho, tặng, thưởng
  • Thụ thai: có chửa, mang bầu
3

Bánh Chưng, bánh Giầy

  • Tổ tiên: các thế hệ cha ông, cụ kị, đã qua đời
  • Chứng giám: soi xét và làm chứng
  • Tế: cúng lễ
  • Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo
4

Con Rồng, cháu

Tiên

  • Thần Nông: Nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
  • Phong Châu: tên gọi một vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm
  • Khôi ngô: sáng sủa, thông minh

 

 

 

Câu 2. Hãy điền các từ: học hỏi, học tập, học hành, học lởm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp.

  • Học tập:Là rèn luyện đế có hiểu biết và có kĩ năng.
  • Học lởm: Nghe thấy người ta làm rồi làm theo, thứ không ai trực tiếp dạy bảo.
  • Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để học tập.
  • Học hành: Học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3. Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp.

  • Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
  • Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa các bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật...
  • Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4. Giải thích các từ sau theo những cách đã biết

  • Hướng dẫn
    • Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.
    • Rung rinh: Chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp.
    • Hèn nhát: Thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5. Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ "mất" như nhân vật Nụ có đúng không?

  • Muốn biết cách giải thích nghĩa từ "mất" của bạn Nụ có đúng hay không, ta phải tìm hiếu từ mất có những nét nghĩa nào.
    • Theo giải thích của “Từ điển tiếng Việt” từ mất có những nghĩa sau:
      • Mất: Không có, không thấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn) nữa.
      • Mất: Không còn thuộc về mình nữa.
      • Mất: Không có ở mình nữa (mất sức, mất niềm tin).
      • Mất: Dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền bạc vào việc gì (tiền ăn mỗi ngày mất mấy chục).
      • Mất: Không còn sống nữa (Bố mẹ mất sớm).

→ Như vậy cách giải thích từ mất như nhân vật Nụ là không chính xác: “Biết nó ở đâu rồi thì không gọi là mất”.

4. Hỏi đáp về bài Nghĩa của từ

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF