OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cây Khế - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Truyện Cây khế thuộc sách Kết nối tri thức là câu chuyện cổ tích hay mang đến người đọc về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. Để cảm nhận được những bài học ý nghĩa này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học chi tiết dưới đây nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị. Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.

Gợi ý:

- Tôi đang ở trên một hòn đảo rất xa với đất liền. Hòn đảo chắc hẳn rất rộng lớn. Càng đi sâu vào trong đảo, tôi phát hiện ra nhiều điều thú vị. Những loại cây có hình dáng kì lạ mà tôi chưa hề biết đến. Những loài vật nhỏ bé nhưng rất đáng yêu…

1.2. Đọc văn bản

a. Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em:

* Hai vợ chồng người anh:

- Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.

- Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.

- Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.

- Cho là người em đần độn, không đi lại với em.

* Hai vợ chồng người em:

- Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.

- Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.

- Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.

b. Trong chuyện ăn khế - trả vàng:

* Hai vợ chồng người anh:

- Chỉ ăn và chờ chim đến. Chim đến thì vội tru tréo lên.

- Hai vợ chồng bàn may túi to gấp 3 lần, thành như một cái tay nải lớn. Hoa mắt vì của quý, vào trong tận sâu hang cố nhặt đầy tay nải. Tay nải đầy, còn lấy them vàng dồn cả tay áo, ống quần lê mãi mới ra được khỏi hang.

* Hai vợ chồng người em:

- May đúng túi ba gang, chỉ nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi bay về.

- Sẵn sàng chia sẻ lại câu chuyện và đưa lại cây khế cho người anh.

c. Âm mưu của người anh và sự trừng phạt:

- Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người.

-> Tham lam, ích kỉ.

- Hai vợ chồng người em trở nên giàu có.

-> Lương thiện, thật thà, tốt bụng.

- Ý nghĩa câu chuyện:

+ Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.

+ Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.

+ Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc.

1.3. Sau khi đọc

a. Khái quát về thể loại truyện cổ tích:

* Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp ơn của người lao động xưa.

* Một số yếu tố của truyện cổ tích:

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

b. Khái quát về tác phẩm Cây khế:

- Tóm tắt: Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim. Chim lạ mới nói lại rằng: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em xuống lấy vàng và chỉ lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng. Thấy người em bỗng có nhiều vàng bạc nên người anh đã âm mưu sang đòi đổi nhà lấy cây khế, lại lần nữa người em đồng ý đổi với người anh mà không một lời phàn nàn. Cây khế lại sai quả, chim lạ lại đến ăn người anh cũng cố ý than thở với chim. Mấy hôm sau chim đến đón người anh đi đến hòn đảo vàng bạc, vốn bản tính tham lam nên người anh đã lấy rất là nhiều bỏ vào túi sáu gang mang theo. Trên đường về vì vàng bạc quá nhiều, chim bảo người anh vứt bớt nhưng người anh không chịu, chim đã quá mỏi cánh nên đã nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển. Thế là người anh tham lam ấy không còn trở về được nữa.

- Thể loại: Truyện cổ tích.

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

+ Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể về kết thúc đó.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Cây khế ở cái kết và liên tưởng một cái kết khác.

- Viết lại cái kết phải nhân văn,...

b. Lời giải chi tiết:

Một hôm người anh nghe mọi người trong vùng bàn tán xôn xao về sự giàu có bất ngờ của người em... Sau khi nghe ngóng được toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, anh vội vàng đề nghị người em đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế của. Người anh làm đúng như người em đã làm, chăm sóc cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Người anh ngồi dưới gốc cây giả vờ than khóc. Quả nhiên con chim đầu đàn bảo người anh hãy mang túi ba gang để đựng vàng. Người anh chợt nghĩ, dại gì không may túi lớn hơn để đựng được nhiều vàng. Do đó, người anh đã may túi 12 gang. Đến đảo, hắn thấy vàng bày la liệt, hắn tha hồ hốt đầy túi và nhét thêm vào người. Trên đường về giữa biển, chim mỏi cánh van nài người anh bỏ bớt. Hắn tiếc quá không bỏ được, chim không thể gượng nổi chao nghiêng cánh. Thế là người anh cùng túi vàng rơi xuống và không còn biết gì nữa cả. Tỉnh lại người anh thấy mình nằm trên một hòn đảo. Có lẽ hắn đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Trải qua sự việc này, người anh thấy mình thật dại dột đã để lòng tham làm mờ lí trí, hắn đã rút ra được bài học đích đáng cho mình. Từ đó, hắn phải sống cô đơn, lẻ loi trên hoang đảo đến suốt đời.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm vững nội dung, ý nghĩa của truyện Cây khế.

+ Hiểu được quan niệm cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

+ Bước đầu hiểu hơn về thể loại truyện cổ tích.

Soạn bài Cây khế

Bài học Cây khế kể về câu chuyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Cây khế Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Cây khế

Văn bản Cây khế sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về truyện này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Cây khế dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF