OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Ở lớp 10, các em đã học viết kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Trong bài giảng Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây, sẽ giúp các em tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết kiểu bài này; đồng thời chú trọng cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; phân tích, trao đổi với các ý kiến trái chiều để tăng sức thuyết phục cho bài viết. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

1.1.1. Kiểu bài

Nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.

1.1.2. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.

- Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ, để làm sáng tỏ luận điểm.

- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

- Bố cục bài viết gồm ba phần:

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị viết

* Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc

- Để xác định đề tài, bạn hãy ghi lại những vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người mà bạn biết qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những vấn đề xảy ra với bản thân, gia đình bạn. Từ đó, chọn một đề tài mà mình trăn trở nhất để triển khai bài viết.

- Sau đây là một số đề tài gợi ý:

+ Những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.

+ Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?

+ Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc.

 

* Thu thập tư liệu

Sau khi chọn đề tài, bạn hãy tìm tài liệu liên quan đến vấn đề nghị luận tại thư viện, trên sách báo và Internet. Việc này sẽ giúp bạn có được ý tưởng về:

+ Những quan điểm thường thấy về vấn đề

+ Những lí lẽ, bằng chứng đáng chú ý.

+ Những ý kiến trái chiều.

+ Những điều chưa được bàn đến, cần được bàn luận sâu hơn.

1.2.2. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý:

Bạn có thể tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi:

- Luận điểm của tôi về vấn đề tài này là gì? Với vấn đề cần bàn luận, tôi đồng tình hay phản đối.

- Những lí lẽ, bằng chứng nào sẽ góp phần làm sáng tỏ luận điểm?

- Có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề? Tôi sẽ phản biện những ý kiến ấy như thế nào?

 

* Lập dàn ý:

Bạn hãy sắp xếp những ý vừa tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh, đảm bảo yêu cầu về bố cục của kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, lựa chọn trình tự hợp lí cho các luận điểm. Có thể dựa vào sơ đồ sau:

1.2.3. Viết bài

Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý:

- Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ luận điểm và sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.

- Có thể sử dụng trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ.

- Đối thoại với người đọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm để người độc dễ dàng hình dung về vấn đề cần bàn luận, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với người đọc và mục đích viết.

- Để mở bài, kết bài gây ấn tượng, có thể sử dụng một câu chuyện có ý nghĩa, trích dẫn một danh ngôn, dùng một hình ảnh để ví von, so sánh, đặt ra một câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của người đọc… Có thể chọn cách viết mở bài và kết bài hô ứng để tạo dư âm.

1.2.4. Chỉnh sửa

Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.

 

Lời giải chi tiết:

Nghị luận về thái độ thờ ơ

Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.

Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, các em cần:

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Biết sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội sẽ giúp các em viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, biết cách sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF