OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức thực hành tiếng Việt ở Bài 1, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 45 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Với nội dung bài giảng cô đọng cùng ví dụ minh họa cụ thể sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức đã học thật tốt. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

1.2. Cách giải thích nghĩa của từ

1.2.1. Một số cách chính giải thích nghĩa của từ

* Phân tích nội dung nghĩa của từ.

- Ví dụ: Quyền lợi: Lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến.

* Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Ví dụ:

Bất an: không yên ổn.

- Sơ suất: không cẩn thận.

* Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Ví dụ: Hiểu biết: Thấu rõ, biết rõ ràng và đầy đủ về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó.

1.2.2. Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ

* Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.

Ví dụ: Quả là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

* Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Ví dụ: "Quả" từ dùng để chỉ đơn vị những vật có hình giống như quả cây.

- Quả bóng.

- Quả trứng gà.

- Quả lựu đạn.

- Quả tim.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày một mục tiêu của bạn trong tương lainhững giải pháp để đạt được mục tiêu ấy. Hãy giải thích nghĩa của hai từ ngữ trong đoạn văn và cho biết bạn đã giải thích theo cách nào.

 

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo

Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn sống mà không biết bản thân mình cần gì, muốn gì và sẽ trở thành người như thế nào. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định mục tiêu sống có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Mục tiêu sống là những suy nghĩ, kim chỉ nam, là ước mơ, khao khát mà con người muốn đạt được thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống cũng như chạm tay đến thành công. Mỗi người cần có cho mình một mục tiêu sống rõ ràng và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Người sống có mục tiêu, lí tưởng là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. Mục tiêu sống là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa cái xấu, cái ác. Người sống không có mục tiêu chỉ là tồn tại, sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, không có gì thú vị, lâu dần dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Mục tiêu sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn. Mỗi người học sinh là người chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì thế chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Tiếp đến là sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí cũng như vô định. Mỗi người hãy xác định cho mình một mục tiêu có tác động ý nghĩa to lớn đến mình và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó thật tốt để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

- Từ ngữ: tiêu cực

+ Tiêu cực: để chỉ những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ định, cản trở, không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội…

+ Cách giải thích: Giải thích theo cách phân tích nội dung của từ.

- Từ ngữ: ước mơ

+ Ước mơ: ao ước, mơ ước…

+ Cách giải thích: dùng từ (một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 45, các em cần nắm:

- Nhận biết được nghĩa của từ trong câu.

- Đánh giá được cách giải thích nghĩa của từ trong các trường hợp cụ thể.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 45 sẽ giúp các em nhận biết được nghĩa của từ trong câu, đồng thời đánh giá được cách giải thích nghĩa của từ trong các trường hợp cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF