OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài học Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Với hệ thống nội dung bài dung rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp các em nắm được yêu cầu và cách viết báo cáo cụ thể. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Nêu được đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Biết thực hiện các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, khai thác được các nguồn tham khảo đáng tin cậy.

- Biết sử dụng các trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có.

1.2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

* Lựa chọn đề tài

- Đề tài của báo cáo kết quả nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hoá – lịch sử, một vấn đề thời sự, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,...

- Để lựa chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên bạn cần xác định phạm vi vấn đề mà mình thực sự quan tâm, hứng thú, sau đó, lựa chọn một góc độ tiếp cận phù hợp với vấn đề, có thể là từ góc độ lịch sử, địa lí, khoa học hay nghệ thuật, hoặc liên ngành – kết hợp nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

- Từ mỗi góc độ tiếp cận, hãy đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và chọn một câu hỏi mà bạn hứng thú nhất và viết một nhận định về mục tiêu nghiên cứu của mình.

Ví dụ: khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê, có thể tham khảo sơ đồ gợi ý sau:

Sơ đồ tham khảo kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê

* Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin

- Mỗi nguồn tài liệu có thể cung cấp những loại thông tin khác nhau, phù hợp với những chủ đề khác nhau.

- Trước khi tìm kiếm thông tin, hãy cân nhắc nguồn tư liệu nào có ý nghĩa nhất đối với nghiên cứu của bạn.

- Xét về nguồn gốc, có thể chia các tài liệu thành hai loại: tài liệu gốc và tài liệu phái sinh.

+ Tài liệu gốc là nguồn tài liệu được tạo ra bởi những người trực tiếp chứng kiến, tham gia các sự kiện, ví dụ: thư từ, nhật kí, diễn văn, ảnh chụp, tự thuật, email, bản tường thuật từ ngôi thứ nhất.

+ Nguồn tài liệu phái sinh là những bản ghi được tạo ra sau các sự kiện, bởi những người không trực tiếp chứng kiến, tham gia, ví dụ: tiểu sử, từ điển bách khoa, bản ghi lời kể của người được chứng kiến,...

- Sau khi đã thu thập được những thông tin đáng tin cậy, bạn cần lưu trữ chúng một cách hệ thống, khoa học.

 

Bước 2: Xây dựng đề cương

- Đặt vấn đề: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu.

- Giải quyết vấn đề: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điềm, có các dữ liệu, bằng chúng.

- Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gọi mở những hưởng tiếp cận mới.

Tài liệu tham khảo: Ghi rõ tên tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, nơi công bố.

 

Bước 3: Viết

- Khi viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu (tham khảo phần hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một, tr. 118). 

- Lưu ý, bài viết cần thể hiện rõ các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; có trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

 

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện

Tự rà soát lại bài nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau:

- Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo.

- Các thông tin tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

- Các luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chặt chẽ.

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu (ngữ pháp).

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy viết báo cáo nghiên cứu Hồ Gươm.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học về cách viết báo cáo.

- Tổng hợp thông tin và hiểu biết của bản thân về vấn đề đã đưa ra.

 

Lời giải chi tiết:

Hồ Gươm không chỉ là một di tích lịch sử của đất nước mà còn là một danh lam thắng cảnh của nước ta. Nơi đây mỗi ngày đều có rất nhiều du khách ghé thăm và cả những người dân sống quanh đây ra Hồ Gươm hóng gió nữa.

Nhắc đến Hồ Gươm, chúng ta nhớ ngay đến sự tích Hồ Gươm đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Sự tích kể rằng vào thời Lê Lợi giặc Minh đã sang đô hộ và chiếm đánh nước ta. Người dân cả nước sống trong cảnh lầm than. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều thất bại. May sao có đức Long vương cho mượn kiếm thần, nghĩ quân Lam Sơn mới đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Một năm sau, khi thuyền của Lê Lợi dạo trên hồ, gặp thần Kim Quy, Lê Lợi mới trả lại gươm báu cho thần Kim Quy. Từ đó, hồ mới có tên gọi là hồ Gươm.

Hồ Gươm giờ đây vẫn được ví như lá phổi xanh của Hà Nội. Trên hồ có hai hòn đảo nhỏ đó là đảo Rùa và đảo Ngọc. Đảo Rùa là nơi có tháp Rùa, một biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến. Đảo Ngọc là nơi dựng đền Ngọc Sơn. Ngôi đền này mọi người vẫn thường đến để vãn cảnh hoặc cầu khấn. Vì được xây dựng trên đảo nên xung quanh đền Ngọc Sơn bốn bể đều là nước. Để đi được tới đền, người ta phải đi qua một cây cầu gọi là cầu Thê Húc. Cầu được làm bằng gỗ sơn màu đỏ rất nổi bật trên nền nước xanh. Cầu Thê Húc được xây dựng vào năm 1865 gồm 15 nhịp và 32 chân cột gỗ tròn. Du khách thường rất thích đứng trên cầu Thê Húc để nhìn về phía tháp Rùa.

Thế nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những gì đặc sắc của Hồ Gươm. Chúng ta còn biết đến Hồ Gươm với quần thể di tích Tháp Bút – Đài Nghiên. Tháp Bút được làm hoàn toàn bằng đá, cao năm tầng và được xây dựng trên một ngọn núi đá xếp. Bên cạnh Tháp Bút là Đài Nghiên được xây theo hình dáng của cái nghiên đựng mực trước đây. Bên dưới nghiên là 3 con thiềm thừ (con cóc). Tháp Bút và Đài Nghiên chính là biểu trưng cho văn chương, cho tinh thần hiếu học của con người. Chính vì vậy mà đời sau này, các bạn học sinh, sinh viên vẫn thường ghé qua Hồ Gươm, cố gắng chạm tay vào Tháp Bút để cầu may cho con đường học vấn.

Trước đây, dưới Hồ Gươm vẫn còn có một vài cụ Rùa sinh sống. Người dân ở xung quanh đôi lúc vẫn trông thấy cụ Rùa nổi lên mặt nước. Khi thì cụ lại nằm ở trên Tháp Rùa. Tuy nhiên, theo thời gian, các cụ Rùa đã không còn nữa. Để tìm một cụ Rùa khác để thay thế không phải là điều đơn giản. Sự ra đi của các cụ Rùa là một sự mất mát lớn của Hồ Gươm. Tuy nhiên, hồ vẫn giữ được những nét đẹp và sự tích về hồ vẫn mãi được người đời sau lưu truyền.

Bên cạnh các di tích lịch sử, giờ đây xung quanh Hồ Gươm được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát. Chúng không chỉ tạo cho không khí sự trong lành mà còn giúp cảnh vật non nước thêm hữu tình. Ngoài ra, người ta cũng đặt những chiếc ghế đá để người đi dạo bộ vãn cảnh hồ có thể dừng chân nghỉ ngơi.

Một người Hy Lạp đã ví Hồ Gươm giống như một bông hoa. Quả thực, bông hoa ấy mang một vẻ đẹp mà khó nơi nào có được. Tuy nhiên, nếu chúng ta không gìn giữ thì một ngày nào đó bông hoa sẽ trở nên tàn lụi. Chính vì vậy mà tôi, các bạn, chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ cho Hồ Gươm của chúng ta mãi mãi giữ được vẻ đẹp như vậy.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội, các em cần:

- Nắm được cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội.

- Nắm được cách trình bày các vấn đề trong báo cáo.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội sẽ giúp các em hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF