OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 5 - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong hệ thống bài học Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch, các em đã được học về các đặc trưng cơ bản của thể loại kịch, cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội và cách trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. Nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 5 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trên. Mời các em cùng tham khảo:

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng của thể loại kịch

1.1.1. Khái niệm

- Bi kịch là một thể loại kịch.

- Thông qua sự dàn cảnh, luân chuyển lời đối thoại, độc thoại, hành động của nhân vật trên sâu khấu, bi kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người.

- Việc thắt nút, triển khai và giải quyết những xung đột như vậy làm nên cốt truyện bi kịch. Bi kịch thường kết thúc bằng thảm cảnh hay bằng cái chết của một loạt nhân vật. Trong bi kịch, việc cái đẹp, cái hùng bị thất bại đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực.

=> Bi kịch trở thành tiếng nói khẳng định sự bất tử của ý chí, khát vọng và chiến thắng tinh thần của con người trong cuộc đấu tranh chống lại những tình thế bi đát của thực tại và những yếu hèn của cá nhân con người.

Xem chi tiết kịch:

Sống, hay không sống - đó là vấn đề - William Shakespeare

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

1.1.2. Nhân vật và xung đột trong bi kịch

- Nhân vật chính trong bi kịch: mang khát vọng cao đẹp, có tính cách mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do xuất phát từ chính kiến, đức tin của mình, song lựa chọn này xung đột với hoàn cảnh thực tế hoặc gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu. Do vậy, nhân vật chính trong bi kịch thường phải trải qua nhữngtrạng thái giằng xé, bế tắc, rơi vào những tình huống hết sức nặng nề và có kết thúc bi thảm.

- Xung đột trong bi kịch: là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu vốn được thể hiện qua những thế lực như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội,..

1.1.3. Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch

- Khi theo dõi hành động kịch căng thẳng, gay gắt, kết cục bi thảm, người tiếp nhận bi kịch có thể sợ hãi, kinh hoàng, thương cảm, xót xa như chính mình đang trải nghiệm những bế tắc trong cuộc sống cùng nhân vật.

- Sau đó, ta thấy căm ghét cái đê tiện, giả dối; ngưỡng mộ, cảm phục cái cao cả; tâm hồn như được thanh lọc, trở nên hài hoà, thăng bằng hơn.

=> Nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-rít-xtốt (Aristotle) gọi đó là hiệu ứng thanh lọc của bi kịch.

1.2. Ôn lại cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

- Nêu được đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Biết thực hiện các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, khai thác được các nguồn tham khảo đáng tin cậy.

- Biết sử dụng các trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có.

1.3. Ôn tập cách trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

- Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề.

- Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính.

- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Tìm đọc các vở bi kịch khác; chỉ ra tình huống, nhân vật, xung đột và thông điệp chính trong các tác phẩm mà bạn đã đọc.

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu từ những tài liệu bên ngoài.

 

Lời giải chi tiết:

Vở kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt

- Tình huống: Trương Ba là một người làm vườn ngoài 60 tuổi tốt bụng và chơi cờ rất giỏi. Do sự tắc trách của Nam Tào đã khiến Trương Ba bị chết ón. Vì muốn sửa sai, Nam Tào đã để Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên. 

- Nhân vật: Trương Ba, vợ anh hàng thịt, lí trưởng, Nam Tào… 

- Xung đột: từ khi nhập vào xác của anh hàng thịt, Trương Ba không còn giữ được nét thanh tao ngày xưa, ông bị tiêm nhiễm nhiều thói hư, tật xấu, cùng với những yêu cầu rất khác trước đây. Điều đó khiến tâm hồn thanh cao xưa kia của ông bị thay đổi, và ông không muốn sống cuộc sống như vậy. 

- Thông điệp chính: qua vở kịch, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp rằng sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 5, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

- Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng, hấp dẫn.

- Biết sống có mục đích, có khát vọng cống hiến, làm chủ được bản thân và biết vượt lên mọi trở ngại.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 5 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch, bao gồm: đặc điểm của thể loại bi kịch, cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và cách trình bày báo cáo về một vấn đề cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 5 Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF