OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Học kì 1 - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em học sinh lớp 11 củng cố và ôn tập lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt đã học trong Học kì vừa qua, HOC247 biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Học kì 1 dưới đây. Bài giảng với hệ thống các kiến thức về tiếp cận và phân tích đặc trưng cơ bản của một số thể loại như truyện ngắn, thơ trữ tình, văn bản nghị luận, truyện thơ dân gian, kịch,... Đồng thời, bao gồm các lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường, cách nhận biết biết lỗi sai về thành phần câu và cách sửa. Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

Vợ nhặt - Kim Lân: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện đưuọc bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Chí Phèo - Nam Cao: Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.  Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Nhớ đồng - Tố Hữu: Bài thơ là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.  Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Tràng giang - Huy Cận: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

Con đường mùa đông - Pu-skin: Văn bản chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc: buồn - vui, tĩnh - động, sáng - tối, đơn điệu - mới lạ,...trong tuyết lạnh nhưng nhân vật trữ tình vẫn nghĩ về lửa đỏ, mái ấm gia đình hạnh phúc, trong chia ly lại nghĩ đến sum họp, trong xa vắng mà hy vọng về gặp người thương.

Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm: Văn bản là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.

Tôi có một ước mơ - Mác-tin Lu-thơ Kinh: Văn bản là bài diễn văn nổi tiếng nhất của Mác-tin Lu-thơ Kinh khi ông nói, với sức mạnh thuyết phục của tài hùng biện, về ước mơ của ông cho tương lai của nước Mỹ, khi người da trắng và người da đen có thể sống chung hòa thuận như những con người.

Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh: Văn bản đã nêu một vấn đề quan trọng là đi tìm tinh thần Thơ mới. Tác giả đã đưa ra nguyên tắc nhận diện tinh thần Thơ mới: Không căn cứ vào cục bộ và bài dở, phải căn cứ vào đại thể và bài hay. Xác định tinh thần Thơ mới là chữ “tôi” trong Thơ mới đối lập với chữ “ta” trong thơ cũ và cho thấy bi kịch của cái Tôi trong Thơ mới. Cuối cùng chỉ ra sự vận động của cái “tôi” và việc giải quyết bi kịch thời đại của nó bằng cách gửi cả vào tình yêu tiếng Việt.

Lời tiễn dặn: Văn bản thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập. Đồng thời đoạn trích còn khẳng định khát vọng hạnh phúc, tình yêu thuỷ chung của chàng trai với cô gái.

Dương phụ hành - Cao Bá Quát: Bài thơ thế hiện cái nhìn tinh tế, phóng khoáng của một vị quan phương Đông, vốn là nơi rất cổ hủ, khe khắt, đối với cảnh tình tự, âu yếm của một đôi vợ chồng trẻ Tây dương.

Thuyền và biển - Xuân Quỳnh: Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ nhung, buồn đau của tháng ngày xa cách, là ước nguyện luôn được gắn bó, bền chặt bên nhau. Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.

Sống, hay không sống - đó là vấn đề - William Shakespeare: Vở kịch kể về Hăm-lét được hồn ma của cha về báo cho biết cái chết của ông không phải do rắn độc cắn như triều đình loan báo mà do vua Clô-đi-út đầu độc. Trong cuộc đối thoại với người mình yêu, thái tử đã thành công giả điên, nhưng khi gặp mẹ thì Hăm-lét không kìm được nỗi tức giận, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình.

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng: Văn bản là những xung đột, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

+ Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người, diễn ra tức thời, mau lẹ nên người nói ít có điều kiện lự chọn, gọt giũa. 

+ Ngôn ngữ viết được tổ chức thành văn bản, được tiếp nhận bằng thị giác. Do đó, ngừơi viết có thể suy ngẫm, chỉnh sửa; người đọc cũng có điều kiện đọc lại, phân tích.

- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ  trong văn học:

Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm - “lạ hoá" đối tượng được nói tới.

Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện.

Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. 

Bổ sung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy). 

- Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói:

Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.

Nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó.

Cần tránh tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại).

- Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

+ Lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật);

+ Lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật)

+ Lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa);...

- Nhận biết lỗi về thành phần câu:

+ Nhận biết lỗi về thành phần câu.

+ Sắp xếp sai vị trí thành phần câu.

+ Thiếu vế câu.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Viết bài văn trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

 

Lời giải chi tiết:

Trong xã hội hiện nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, những vấn đề về đạo đức của con người lại càng khiến chúng ta thấy lo ngại. Đó là trường hợp của một bộ phận người trong xã hội hiện nay, khi họ ngày càng bị ăn mòn về đạo đức và trở lên vô cảm trước hoàn cảnh của người khác. 

Vô cảm đang trở thành một căn bệnh ngày càng nóng bỏng, mà nhiều người dường như không nhân ra điều đó. Vậy vô cảm là gì?

Vô cảm là một căn bệnh về tâm hồn, khi mà con người trở lên lạnh lùng, ích kỷ, thờ ơ với mọi thứ và mọi người xung quanh. Ngay cả khi đối mặt với một hoàn cảnh tồi tệ, bất hạnh, họ vẫn làm ngơ như không phải chuyện của mình. Họ dần mất đi những cảm xúc vốn có của một con người đó là sự thương cảm, tình thương, lòng vị tha… mà thay vào đó là một sự lạnh lùng, ích kỷ với mọi người. Đối với họ, bản thân mình là quan trọng và chẳng cần phải quan tâm đến những thứ khác. 

Đó là câu chuyện của một cô gái 20 tuổi, sinh con ngoài ý muốn. Cô đã không ngần ngại bỏ đứa con mới sinh vào túi ni lông và ném từ tầng 31 xuống. Rốt cuộc tình mẫu tử nằm ở đâu, tình thương người ở nơi nào? Hành động của người phụ nữ xuất phát từ sự vô cảm trong cô ấy, có thể do hoàn cảnh không cho phép nhưng hành động của cô thực sự quá độc ác và tàn nhẫn khi tự tay giết đi đứa con của mình. Đó chính là hành động của một con người vô cảm. Họ không thấy đau đớn, mảy may hối hận về hành động man rợ của mình, đó là sự chai ỳ về cảm xúc. Hay đơn giản, sự thờ ơ của bạn khi gặp một bà cụ khó qua đường, một đứa trẻ bị ngã… cũng được coi là mầm mống của bệnh vô cảm. Từ những hành động nhỏ như vậy, nó sẽ dần phát triển lớn và biến thành sự vô cảm. 

Thực tế, sự vô cảm trong cuộc sống đã có từ lâu và ngày nay dường như nó ngày càng phổ biến. Có lẽ sự bận rộn của cuộc sống, những nỗi lo lắng về cơm áo, gạo tiền đã khiến con người quên đi nuôi dưỡng tâm hồn mình và dần dần hình thành lối sống vô cảm. Hơn nữa, sự tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, phim bạo lực cũng có thể là một nguyên nhân. Sự thiếu vắng tình thương của cha mẹ, người thân cũng là một trong những mầm mống của bệnh vô cảm trong trẻ nhỏ. Bởi vậy, những bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

Sự vô cảm thường sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Như ví dụ ở trên, đó là sự băng hoại về đạo đức, con người thậm chí có thể giết cả con của mình mà không mảy may hối hận. Xã hội sẽ trở nên thế nào khi toàn những người vô cảm? Con người sẽ luôn phải sống trong lo sợ, phòng ngừa nhau mà dần quên đi những thứ khác trong cuộc sống. Một tập thể vô cảm thì sẽ không thể phát triển và làm việc sẽ không hiệu quả. 

Vì vậy, bên cạnh việc phê phán căn bệnh này, chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực để chống lại căn bệnh quái ác này. Mỗi người chúng ta cần tu dưỡng bản thân một cách lành mạnh. Luôn quan tâm, giúp đỡ người khác. Sống chân thật, không vụ lợi, giả dối và đặc biệt cần phải luôn bồi dưỡng tình cảm, làm giàu tâm hồn mình để cuộc sống trở nên càng tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Cuộc đời là vừa đủ, không ngắn, không dài vì vậy hãy sống là chính mình, yêu thương và giúp đỡ nhiều người hơn để cuộc sống của chúng ta trở lên ngày càng ý nghĩa hơn.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Học kì 1, các em cần nắm:

- Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.

- Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.

- Nắm được quy trình viết một bài văn nghị luận, báo cáo về một vấn đề cụ thể trong đời sống, xã hội.

Soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Ôn tập Học kì 1 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF