OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Với hệ thống nội dung bài học Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp rõ ràng, mạch lạch; mong rằng sẽ giúp các em nắm được cách trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của bản thân một cách khoa học nhất. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

- Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề.

- Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính.

- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

1.2. Cách làm

a. Chuẩn bị nói:

Mục đích của việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu là "tô đậm" những thông tin chính trong báo cáo nghiên cứu, thu thập thông tin phản hồi từ người nghe. Để thực hiện được mục đích này, ngoài việc chuẩn bị về nội dung, người nói cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các hình thức, phương tiện trình bày sao cho hiệu quả, phù hợp. Có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

- Tìm hiểu về người nghe và bối cảnh giao tiếp: Báo cáo kết quả nghiên cứu có thể được trình bày trong một hội thảo dành cho đối tượng học sinh, một diễn đàn chuyên môn, hoặc một buổi thuyết trình về một dự án,...

- Xác định mục đích giao tiếp: Việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu có thể hướng tới nhiều mục đích: chia sẻ một ý tưởng sáng tạo, thu hút và kêu gọi tham gia một dự án mới,...

- Xác định những nội dung chính cần trình bày: Đề tài nghiên cứu của bạn là gì? Tại sao bạn chọn vấn đề đó? Những kết luận chính của bạn là gì?...

- Xác định các hình thức, phương tiện trình bày phù hợp: Để gia tăng sức hấp dẫn và thuyết phục của bài trình bày, ngoài việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, bạn có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, các hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, đồ hoạ, bảng biểu,.. Việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ cần đảm bảo một số nguyên tắc như: Tối giản - Trực quan hoá - Ấn tượng.

 

b. Thực hành nói:

Bài thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu thường có những nội dung chính sau:

- Mở bài: Nêu tên, lí do chọn vấn đề nghiên cứu, các kết luận chính của báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Triển khai: Tóm tắt các luận điểm chính, lựa chọn một hoặc một vài phương tiện phi ngôn ngữ để minh hoạ, nhấn mạnh thông tin chính cũng như thu hút sự chú ý của khán giả.

- Kết luận: Khái quát những kết quả nghiên cứu chính, gợi mở các hướng đi mới của đề tài, thể hiện một thái độ sẵn sàng đối thoại một cách chân thành, cởi mở.

 

c. Trao đổi:

Người nói

Người nghe

- Lắng nghe, trả lời câu hỏi và phản hồi về những phản biện của người nghe.

- Tự đánh giá, sửa chữa, hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sâu thêm về đề tài.

- Phản biện lại những nội dung vừa trình bày hoặc đưa ra một cách kiến giải khác, một nguồn thông tin khác về vấn đề.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Trình bày báo cáo nghiên cứu về Vịnh Hạ Long.

 

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào bài viết cụ thể.

- Dựa vào nội dung về yêu cầu và cách báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề cụ thể.

 

Lời giải chi tiết:

Chào thầy, cô và các bạn,

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày báo cáo của em, cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, các em cần:

- Nêu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề.

- Trình bày được những kết quả nghiên cứu chính.

- Biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để trình bày nội dung.

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ giúp các em hiểu và vận dụng yêu cầu, cách trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF