OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Nội dung bài giảng Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em biết cách trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; đồng thời sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

- Đảm bảo bố cục trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội đầy đủ bố cục của bài nói.

- Trình bày được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Nhận xét, đánh giá được nội dung được thảo luận.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị nói

* Xác định để tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói:

Đề lài của bài nói đã được bạn chuẩn bị ở phần Viết. Bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau khi chuẩn bị bài báo cáo:

- Mục đích của bài nói là gì?

- Bạn có bao nhiêu phút để trình bày kết quả nghiên cứu và trả lời câu hỏi của người nghe theo quy định của ban tổ chức?

- Người nghe của bạn là những ai? Họ mong muốn được nghe điều gì từ bài báo cáo?

- Nơi báo cáo có những phương tiện máy móc gì có thể sử dụng khi báo cáo? Tìm ý và lập dàn ý

 

* Lập dàn ý:

Lựa chọn những nội dung quan trọng nhất để trình bày: lên đề tài, câu hỏi, mục đích, phương pháp và kết quả nghiên cứu.

- Tóm tắt nội dung báo cáo dưới dạng sơ đồ.

- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, âm thanh, video clip, thí nghiệm (nếu có) để làm rõ kết quả nghiên cứu.

- Dùng phần mềm phù hợp để thiết kế bài báo cáo.

 

* Cân nhắc nội dung chính, phụ để điều chỉnh dung lượng báo cáo:

- Dự kiến các câu hỏi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.

- Bạn có thể tự ghi âm để nghe lại hoặc luyện tập với các bạn. Khi luyện tập, cần chú ý:

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

+ Kết hợp sử dụng ngôn ngữ nói với phương tiện phi ngôn ngữ như: bài trình chiếu, hình ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu...

+ Sử dụng các từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng.

+ Tốc độ nói phù hợp.

1.2.2. Trình bày bài nói

Khi trình bày, bạn cần:

- Dựa vào phần tóm tắt đã chuẩn bị từ trước.

- Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Đảm bảo thời gian cho phép.

1.2.3. Trao đổi, đánh giá

Khi trao đổi với người nghe, bạn nên:

- Lắng nghe và ghi chép các câu hỏi đánh dấu những câu hỏi có nội dung trùng lặp, lựa chọn một số câu hỏi quan trọng để phản hồi.

- Gạch đầu dòng ngắn gọn những ý trả lời cho các câu hỏi.

- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm với thái độ lịch sự. Sau khi trình bày xong bài báo cáo, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau để hoàn thiện kĩ năng trình bày.

- Điều gì làm tôi hài lòng khi trình bày bài báo cáo này?

- Cần điều chỉnh những gì (về nội dung báo cáo, cách báo cáo,...) và điều chỉnh như thế nào để người nghe hiểu rõ và hứng thú theo dõi bài trình bày của tôi?

- Trong vai trò người nói và người nghe, bạn có thể tự đánh giá bài nói của mình và góp ý cho bạn khác dựa vào bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm kĩ năng trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Bảng kiểm kĩ năng trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài báo cáo của bạn được chọn để trình bày trong buổi tọa đoàn Khoa học và cuộc sống. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.

 

Phương pháp giải:

- Xác định mục đích, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói.

- Sau đó tìm ý và lập dàn ý và hoàn thành bài nói.

 

Lời giải chi tiết:

Thực trạng Ô nhiễm môi trường

Tóm tắt:

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và xóa bỏ tình trạng ô nhiễm.

1. Mở đầu:

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay đang ngày một bị ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như môi trường sinh thái xung quanh ta.

2. Nội dung nghiên cứu:

2.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc mang chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của môi trường của bị thay đổi có thể gây tác hại tới  sức khỏe con người và đời sống của các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường có thể bị gây ra bởi các chất ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ). 

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất:

2.2.1. Thực trạng:

- Hàng ngày, có hàng nghìn tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

- Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường.

- Diện tích rừng hàng năm bị chặt phá ngày càng nhiều.

2.2.2. Nguyên nhân và hậu quả:

- Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.

- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém, chưa chấp hành những quy định nghiêm ngặt về xử lý chất thải công nghiệp.

- Hệ thống quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.

→ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: hàng loại những căn bệnh: Ung thư, viêm phổi, tim mạch, hô hấp,…

→ Ảnh hưởng đến môi trường sống: Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

→ Bên cạnh đó, ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội “Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém”.

2.2.3. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và xóa bỏ ô nhiễm môi trường:

Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, con người cần phải chung tay. Mỗi người dân phải tự ý thức được hành vi đang gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, sự can thiệp của cơ quan nhà nước cũng cực kỳ quan trọng. Nhà nước, cơ quan quản lý cần không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Khuyết khích người dân ở những khu đô thị sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động những ngày hội trồng cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết.

3. Kết luận:

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch – đẹp và an toàn.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, các em cần:

- Biết trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.

Soạn bài Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sẽ giúp các em biết cách trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; đồng thời sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF