OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 52 - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 52 thuộc sách Cánh diều do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết cùng bài tập minh họa cụ thể sẽ giúp các em nhận biết, phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối. Chúc các em có nhiều tiết học thú vị và bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm biện pháp tu từ đối

Đối là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định.

1.2. Tác dụng biện pháp tu từ đối

- Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường hợp này được gọi là tiểu đối. Ví dụ:

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

(Nguyễn Du)

- Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (như thơ, phú), văn biền ngẫu (như câu đối, chiếu, cáo, hịch,…) mà còn được dùng trong cả văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Biện pháp đối được vận dụng trong đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn đã dẫn.

Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ.

(Trần Quốc Vượng)

 

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về phép đối và phân tích.

 

Lời giải chi tiết:

- Đối trong "từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng,...".

- Việc sử dụng pháp đối giúp làm nổi bật nét đẹp trong phong cách sống của người Hà Nội.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 52, các em cần nắm:

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối.

- Nêu được tác dụng của biện pháp đối.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 52 - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 52 sẽ giúp các em nhận biết, phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 52
  • Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 52

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 52 - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF