OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Học kì 1 - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều


Trong học kì 1, các em đã được tiếp cận và phân tích một số thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ tự do và văn bản nghị luận,... Đồng thời nhận biết và sửa các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn, văn bản, vận dụng các biện pháp tu từ vào bài văn. Bài giảng Ôn tập Học kì 1 thuộc sách Cánh Diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 11 củng cố và ôn luyện lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt đã học trong Học kì qua. Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

Sóng - Xuân Quỳnh: Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.

Lời tiễn dặn: Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Tôi yêu em - Pu-skin: Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.

Nỗi niềm tương tư: Đây là đoạn trích trong Bích cầu kì ngộ thể hiện rõ nét tâm trạng của chàng Tú Uyên đem lòng thương nhớ, tương tư nàng Giáng Kiều thiếu nữ bất kể ngày lẫn đêm. Nỗi nhớ người trong mộng đó không chỉ được thể hiện ở suy tư của chàng thư sinh mà còn được bộc lộ, thể hiện bằng cử chỉ. Nỗi nhớ đó dù đã được bộc lộ nhưng vẫn “ngổn ngang” không nguôi thể hiện một tình yêu đẹp, mạnh liệt của tâm hồn khi yêu.

Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp: Văn bản cung cấp thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Bên cạnh đó còn cung cấp một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

- Trao duyên - Nguyễn Du: Đoạn trích là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

Đọc Tiểu Thanh kíBài thơ là những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện phương diện trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

Anh hùng tiếng đã gọi rằng: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

Chí Phèo - Nam Cao: Văn bản là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời, ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân: Văn bản khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao – một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Tấm lòng người mẹ - Vích-to Huy-gôĐoạn trích nói tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.

Phải coi luật pháp như khí trời để thở: Văn bản cho người đọc thấy rõ một trong những vấn đề rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay, đó là vấn đề chú trọng pháp luật. Qua văn bản, người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, với sự phát triển đất nước.

Tạ Quang Bửu - Người thầy thông tháiVăn bản cung cấp thông tin về giáo sư Tạ Quang Bửu. Qua đó, người đọc hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của ông, biết ơn những cống hiến của ông đối với sự phát triển của đất nước.

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ: Văn bản viết về vấn đề: hiện trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.  Bài viết như lời cảnh tỉnh dành cho các bạn trẻ các bạn trẻ đừng mải mê sáng tạo lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dòi tiếng mẹ đẻ.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

* Biện pháp lặp cấu trúc:

Lặp cấu trúc (còn gọi: lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

- Tác dụng của phép lặp là giúp các câu liên kết hoặc nối lại ý nghĩa xuyên suốt hoặc nối câu, nối đoạn nhưng cáo giá trị nghệ thuật không phải ý nghĩa biểu đạt chính. Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương.

* Biện pháp tu từ đối:

- Đối là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định.

- Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (như thơ, phú), văn biền ngẫu (như câu đối, chiếu, cáo, hịch,…) mà còn được dùng trong cả văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại.

* Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

- Ngôn ngữ nói:

+ Phương tiện ngôn ngữ: Phương tiện được sử dụng là âm thanh (phương tiện ngôn ngữ), kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt,…(phương tiện phi ngôn ngữ). Do sử dụng các phương tiện này, lời nói khó phổ biến rộng và lưu trữ lâu dài, nếu không được ghi âm, ghi hình.

+ Tình huống giao tiếp: Có người nói và người nghe; người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Để thể hiện thái độ lịch sự, người đối thoại cần đợi đến lượt lời của mình. Khi đối thoại, do cả người nói và người nghe đầu phải phản ứng nhanh nên người nói cần chú ý cân nhắc sử dụng từ ngữ, cách nói sao cho thuyết phục, lịch sự; người nghe cần tập trung chú ý để hiểu đúng và đầy đủ ý kiến người nói.

+ Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Ngôn ngữ nói thường sử dụng những từ ngữ giản dị, dễ hiểu và những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ. Nhờ có sự hỗ trợ của bối cảnh giao tiếp, người nói có thể sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt. Người nói có thể sử dụng những yếu tố chêm xen dư thừa để người nghe dễ theo dõi.

- Ngôn ngữ viết:

+ Phương tiện ngôn ngữ: Phương tiện được sử dụng là chữ viết (phương tiện ngôn ngữ), kết hợp hình ảnh, kí hiệu, sơ đồ,…(phương tiện phi ngôn ngữ). Nhờ những phương tiện này mà các văn bản viết được phổ biến rộng và lưu giữ rất lâu dài.

+ Tình huống giao tiếp: Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết (viết thư, viết báo, viết sách,…) là hình thức giao tiếp mà người viết và người đọc không thể ngay lập tức đổi vai cho nhau. Nhưng người viết vẫn phải hình dung là viết cho người đọc nhất định và có thể nhận được phản hồi của người đọc.

+ Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh. Vì đối tượng giao tiếp (người đọc) không có mặt nên người viết cần lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu đầy đủ điều mình muốn nói. Ngôn ngữ viết ít sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt, các yếu tố chêm xen dư thừa.

* Một số kiểu lỗi về thành phần câu:

- Thiếu thành phần câu:

+ Thiếu thành phần chủ ngữ.

+ Thiếu thành phần vị ngữ.

+ Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

- Không phân định rõ các thành phần câu.

- Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).

 

Lời giải chi tiết:

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập Học kì 1, các em cần nắm:

+ Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.

+ Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.

Soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 11 tập 1 Cánh Diều

Bài học Ôn tập Học kì 1 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Ôn tập Học kì 1
  • Soạn văn tóm tắt Ôn tập Học kì 1

Hỏi đáp bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 11 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF