OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) giới thiệu về sự liên quan của Quốc kì, Quốc ca nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng trang 14

Phương pháp giải

Tìm kiếm thông tin từ các phương tiện như sách, báo, internet 

 

Lời giải chi tiết

Quốc kỳ của Pháp ra đời trong cuộc Cách mạng năm 1789, khi dân quân mở cuộc tấn công phá ngục Ba-xti ở Paris. Lúc bấy giờ quân lính cách mạng đầu đội mũ xanh dương - đỏ - trắng và lá cờ cũng lấy ba màu đó làm nền. Ba màu xanh, trắng, đỏ trên Quốc kỳ là sự kết hợp giữa màu xanh, đỏ của lá cờ nhân dân Pari cùng với màu trắng với ý nghĩa hoàng gia và nhân dân sẽ luôn đồng hành cùng nhau trên con đường phía trước. Hơn hết,Pháp cũng còn có khẩu hiệu rất nổi tiếng đó là: Liberté - Égalité - Fraternité, nghĩa là Tự do - Bình đẳng - Bác ái, khẩu hiệu này cũng thể hiện rõ trên màu cờ nước Pháp: màu xanh tượng trưng cho màu hòa bình, sự tự do và hy vọng, màu trắng là màu trong sáng, công lý công bằng, màu đỏ là máu của những người ngã xuống để giữ đất nước, cũng là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

Quốc ca của nước Pháp cũng là một minh chứng của lịch sử. Được sáng tác năm 1792, trong khoảng thời gian lực lượng bên trong và bên ngoài tăng cường chống phá cuộc cách mạng, đặc biệt là quân Phổ. Trước tình hình đó, ngày 11-7-1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, hàng vạn quần chúng đã tiến về Pa-ri, hát vang bài hát “Mácxâye” đầy khí thế chiến đấu, bài hát này sau đã trở thành Quốc ca của nước Pháp.

-- Mod Lịch sử và Địa lí 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF