OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vận dụng 3 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Sưu tầm tư liệu về sự ra đời của chữ quốc ngữ. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng 3

Phương pháp giải

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet, …

 

Lời giải chi tiết

Sưu tầm tư liệu về sự ra đời của chữ quốc ngữ

Vào thế kỷ thứ 17, các giáo sĩ phương Tây tới Việt Nam để truyền đạo. Trong những giáo sĩ gồm có cả giáo sĩ Alexandre de Rhodes, tên tiếng Việt của ông là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ. Năm 1625, ông đến tới Hội An ở Đà Nẵng và thời gian ông nhập cư ở đây bắt đầu học tiếng Việt từ một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. 

Cuốn từ điển Việt Bồ La, là một trong những cuốn từ điền đầu tiên được viết bằng ba thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và Latin. Ông sử dụng chữ Latin nhưng lấy phần âm Bồ Đào Nha để ghi âm thành tiếng Việt. Ông cũng mượn thêm dấu lấy từ tiếng Cổ Hy Lạp là: sắc, huyền, ngã… ) để sử dụng cho 6 thanh điệu của tiếng Việt: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. 

Alexandre de Rhodes không phải người tiên phong khai sinh ra chữ quốc ngữ Việt Nam. Đúng hơn, ông chỉ là một người có công lớn trong việc hệ thống hóa ký âm tiếng Việt sử dụng chữ Latin và cũng phổ biến chữ Quốc ngữ thông qua việc in cuốn tự điển Việt-Bồ-La vào năm 1651 tại Roma. Trước đó, vào thế kỷ 16 đã có những giáo sĩ đến từ phương Tây tới Việt Nam truyền giáo. Họ đã tìm cách phiên âm tiếng Việt với chữ Latin để phù hợp cho việc giảng đạo mà không cần phải biết đọc hoặc biết viết chữ Hán, chữ Nôm. Nguyên nhân chính là chữ Hán đối với học vừa khó đọc lại vừa khó viết, cùng với đó còn cả chữ Nôm, rắc rối hơn rất nhiều. Chữ Nôm dựa hoàn toàn vào chữ Hán nên muốn học được chữ Nôm thì cần phải học, hiểu chữ Hán trước và ngoài ra chữ Nôm không được thống nhất do đó mỗi người có thể viết theo một cách khác nhau. Những giáo sĩ dòng tên gốc Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa…. Đều là những người đi tiên phong trong công việc khai sáng ra chữ quốc ngữ.

Vào thế kỷ 17, là thời điểm mà chữ Việt được khai sáng, nhưng từ khi sang thế kỉ thứ 18, chữ Quốc ngữ đã vào thời kỳ hoàn chỉnh. Tới cuối thế kỷ 19, chữ Quốc ngữ mới bắt đầu phát triển vượt bậc để trở thành đúng với cái tên của nó được đặt chữ của một quốc gia.

-- Mod Lịch sử và Địa lí 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng 3 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF