OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Câu hỏi trang 170 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 170 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 170

Phương pháp giải

Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong tư liêu 1, 2 và kiến thức được học ở mục 4.

 

Lời giải chi tiết

a. Thời tiền sử: nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

 

b. Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X: Các nhà nước đầu tiên (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam) hình thành và phát triển trên các vùng châu thổ, ven sông.

 

c. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Thế kỉ X: Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Thế kỉ XI - XIV:

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.

- Thế kỉ XV:

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.

+ Vương triều Vi-giay-a Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm hải khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

 

d. Từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX: 

- Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương trong và ngoài nước.

- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mô dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.

- Triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền biển đảo.

- Từ năm 1802 cho đến năm 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

- Từ năm 1884 đến năm 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1945 - nay: Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo.

-- Mod Lịch sử và Địa lí 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải Câu hỏi trang 170 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF