OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Câu hỏi 2 trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

Trình bày những nét chính về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự chế độ nước sông Hồng.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 2 trang 162

Phương pháp giải

- Dưới thời Lý, Nhà nước Đại Việt đã cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.

- Tới thời Trần, triều đình cho gia cố các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng và đặt ra chức quan Hà đê sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đê điều,...

- Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bài bồi vùng cửa sông. Công việc này được đẩy mạnh vào thời Nguyễn. 

 

Lời giải chi tiết

- Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng. Hình ảnh về cuộc sống sông nước, cũng như dựa vào khai thác các sản phẩm tự nhiên từ sông nước được in đậm trên các di vật, hoặc vẫn được lưu giữ trong các tầng văn hoá khảo cổ học.

- Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

+ Từ xa xưa, để khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng, người Việt đã biết tạo nên những hệ thống kênh (sông đào) dẫn nước vào ruộng, hoặc tiêu nước, phân lũ về mùa mưa; đồng thời cũng sớm phải tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.

+ Từ thế kỉ XI, dưới thời Lý, Nhà nước Đại Việt đã cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.

+ Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà đê sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đê điều,...

+ Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông. Công việc này được đẩy mạnh vào thời Nguyễn ở các vùng ven biển Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

-- Mod Lịch sử và Địa lí 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải Câu hỏi 2 trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF