OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản


Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo học tập HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, được biên tập và tổng hợp với từng hoạt động và kiến thức tổng quát. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các dạng địa hình chính

a. Núi

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Hình 1. Quang cảnh vùng núi An-pơ ở Thụy Sĩ

b. Đồi

Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Hình 2. Quang cảnh đồi ở Việt Nam

c. Cao nguyên

Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển có sườn sốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

d. Đồng bằng

Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển.

1.2. Khoảng sản

- Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quặng, than,...). Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,...) hoặc trạng thái khí (khí thiên nhiên,...)

- Khoáng sản trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng có thể phân ra 3 nhóm.

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm. Tuy nhiên chỉ trong vòng vài trăm năm, con người đã khai thác phần lớn trữ lượng khoáng sản đã thăm dò. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, hiệu quả.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Các dạng địa hình chính

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.

Hình 1. Quang cảnh vùng núi An-pơ ở Thụy Sĩ

Hình 2. Quang cảnh đồi ở Việt Nam

2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

3. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.

4. Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới (96 - 97), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 1, 2 và đọc thông tin trong mục 1.

2. Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97).

3. Quan sát hình 3, 4 và đọc thông tin trong mục 1.

4. Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 - 97).

Lời giải chi tiết:

1. Khác nhau giữa núi và đồi

2. Các dãy núi lớn trên thế giới

Dãy Hi-ma-lay-a, dãy An-pơ, dãy Đại Hưng An, dãy U-ran, dãy Rốc-ki, dãy An-đét, dãy At-lát, dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a,...

3. Khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng

4. Cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới

- Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Mông Cổ, CN, Pa-ta-gô-ni,...

- Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn, ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc,...

2.2. Khoảng sản

1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.

2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sán.

3. Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.

Hướng dẫn giải:

1. Đọc thông tin mục 2. 

2. Vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

3. Vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

Lời giải chi tiết:

1. Khoáng sản

Than đá, cát, đá vôi là khoáng sản. 

2. Vật dụng được làm từ khoáng sản

Một số vật dụng em thường sử dụng được làm từ khoáng sản là: thìa, muôi, khóa cửa,...

3. Sắp xếp các loại khoáng sản theo nhóm

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
+ Kể được tên một số loại khoáng sản.
+ Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 28 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 29 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 29 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 29 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 30 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 30 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 30 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 31 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9 trang 32 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF