OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 12: Núi lửa và động đất


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 16 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Núi lửa

- Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành núi lửa.

- Trước khi núi lửa phun trào, có thể mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khi bốc lên ở miệng núi. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân quanh vùng phải sơ tán nhanh chóng khỏi khu vực đó.

- Núi lửa phun trào gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị và làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phong hóa lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

1.2. Động đất

- Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của vỏ Trái Đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra. Động đất thường được lan truyền trên một diện tích rộng lớn.

- Có một số dấu hiệu trước khi động đất xảy ra như: Mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn,...

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Núi lửa

1. Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa.

2. Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1 và nghiên cứu nội dung thông tin mục 1, tiến hành mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa, trình bày hậu quả hiện tượng núi lửa gây ra.

Lời giải chi tiết:

1. Hiện tượng núi lửa

- Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất. Khi núi lửa phun, một dạng chất lỏng nóng bỏng trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng tạo ra dung nham và tro bụi.

- Nguyên nhân hình thành núi lửa: 

+ Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu, nhiệt độ càng tăng, thậm chí lên đến 5000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. Khi áp lực của các dòng chảy mac-ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mac-ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

+ Sự xô húc hay tách dãn giữa các địa mảng cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra núi lửa.

2. Hậu quả

- Gây thiệt hại nặng nề cho các vùng lân cận: vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và của.

- Tro bụi núi lửa gây ô nhiễm không khí.

2.2. Động đất

1. Quan sát hình 2 và thông tin trong mục 2, em hãy nêu hậu quả do động đất gây ra.

Hình 2. Nhà cửa đổ nát sau một trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008

2. Quan sát các hình sau, hãy cho biết những hành động đúng khi động đất xảy ra.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 2 và nghiên cứu nội dung thông tin trong mục 2.

2. Quan sát các hình trong SGK.

Lời giải chi tiết:

1. Hậu quả do động đất gây ra

- Gây thiệt hại trầm trọng về người và của.

- Tàn phá các công trình, nhà cửa,...

- Kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê,...

2. Những hành động đúng khi động đất xảy ra

Tất cả các hành động đều đúng: Chui xuống gầm bàn, không đi thang máy, không đi ô tô, bảo vệ đầu.

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất và nếu được nguyên nhân của hiện tượng này.
+ Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do núi lửa và động đất gây ra.
+ Biết cách ứng phó khi có núi lửa và động đất.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 27 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 28 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 28 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 28 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12: Núi lửa và động đất

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF