OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 7 trang 77 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Bài tập 7 trang 77 SBT Lịch sử 12 Bài 14

Hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây về những điểm giống và khác nhau giữa Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Qua đó, em rút ra nhận xét gì ? 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Giống nhau:

  • Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
  • Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
  • Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
  • Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
  • Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
  • Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản.

Khác nhau:

  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930):
    •  Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết.
    • Về lực lượng cách mạng giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam
  • Luận cương chính trị (10/1930)
    • Xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông - Dương hoàn toàn độc lập”.
    • Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân

Nhận xét:

  • Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng.
  • Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách dập khuôn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.
  • Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng đã vạch ra phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 7 trang 77 SBT Lịch sử 12 Bài 14 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF