OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Câu 9 trang 11 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 9 trang 11 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Tri thức lịch sử là tất cả

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.

B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.

D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

2. Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?

A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng.

B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết.

C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành.

D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu.

3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích lũy.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu, ,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích lũy.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

5. Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại.

B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.

C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.

D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.

6. Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?

A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

C. Đề xuất phương pháp thực hiện.

D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

7. Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu cần phải

A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.

C. lập thư mục danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

8. Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?

A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.

B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

9. Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?

A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

10. Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng?

A. Bảo tàng.                                              

B. Thư viện.

C. Trung tâm lưu trữ.                                

D. Nhà văn hóa.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu 9

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 9 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tri thức lịch sử là tất cả những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.

=> Chọn đáp án A.

2. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tri thức lịch sử được hiểu biết, nhận thức thường được thể hiện cụ thể dưới dạng văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,…

=> Chọn đáp án D.

3. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tri thức tồn tại dưới hai dạng:

- Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

- Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế hoặc qua hệ thống giáo dục.

=> Chọn  đáp án C

4. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục gồm:

- Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục hoặc tự nghiên cứu, tích lũy.

- Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

=> Chọn đáp án B.

5. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

- Bước 1: Xác định vấn đề.

- Bước 2: Sưu tầm sử liệu.

- Bước 3: Chọn lọc – phân loại.

- Bước 4: Xác định đánh giá.

=> Chọn đáp án B.

6. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các nội dung trong bước xác định vấn đề gồm:

- Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

- Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

- Đề xuất phương pháp thực hiện.

=> Chọn đáp án A.

7. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu cần phải:

- Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

- Khảo sát, sưu tầm, tập hợp những nguồn sử liệu liên quan.

=> Chọn đáp án D.

8. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 9 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị là hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

=> Chọn đáp án D.

9. 

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Mộc bản triều Nguyễn là tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản mang tính khách quan không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu.

=> Chọn đáp án B.

10. 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.3  trang 12 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Ở Việt Nam, bảo tàng là nơi tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

=> Chọn đáp án A.

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải Câu 9 trang 11 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF