Giải Câu 2 trang 18 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá. Hãy nêu một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di tích lịch sử ở Việt Nam.
“Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993 nhưng quần thể di tích Cố đô Huế thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Ngày 21 - 11 - 2017, lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới, khiến nhiều người đau lòng. Đáng buồn hơn, trước đó, nhiều di tích, hiện vật khác như lăng Khải Định, Trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ,... cũng bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu là do ý thức kém của người dân cũng như khách tham quan. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 1274 tỉ đồng. Một số tiền lớn nhưng nếu xét từ mức độ xâm hại, phá hoại di tích đang diễn ra tại Huế hiện nay thì số tiền này vẫn chỉnhư"muối bỏ bể.
(Nguồn: https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/nguy-co-bien-mat-nhieu-di-tich-lich-su-311448)
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì ............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: ...........................................................................................................................................
Hướng dẫn giải chi tiết Câu 2
Phương pháp giải:
- Bước 1: Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
- Bước 2: Các từ khóa cần chú ý: bảo vệ, nhắc nhở, trách nhiệm, phát triển.
- Bước 3: Quan sát đoạn trích từ đó thấy được Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa hỗn hợp.
Lời giải chi tiết:
- Lí giải:
Việc bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế có ý nghĩa vô cùng quan trọng
+ Là tài sản đặc biệt quý giá ẩn chứa những giá trị tinh hoa văn hóa qua nhiều giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau (đặc biệt là thời kì Huế trở thành trung tâm dưới thời nhà Nguyễn từ đầu thế kỉ XIX đến thế kỉ XX).
+ Thể hiện rõ sự kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua kiến trúc, âm nhạc, nghi lễ,… hòa quyện với môi trường thiên nhiên => di sản văn hóa hỗn hợp.
+ Thể hiện ý thức trách nhiệm đối với tổ tiên, cộng đồng xã hội.
- Kể tên một số biện pháp:
+ Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để đẩy mạnh việc truyền bá, phát triển di sản.
+ Tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách mà cơ quan chính quyền đề ra nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển di sản.
+ Đưa vấn đề bảo tồn và phát triển di sản vào chương trình dạy học Lịch sử cấp THCS, THPT để tuyên truyền và giáo dục các em học sinh.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Vận dụng trang 23 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 1 trang 18 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 3 trang 19 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 4 trang 19 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 5 trang 20 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 6 trang 20 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 7 trang 21 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
-
Trình bày tác động của sự phát triển các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với Sử học.
bởi Phan Thiện Hải 25/08/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời