Giải Bài tập 1 trang 62 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 19 dưới đây.
1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?
A. Văn hoá Sa Huỳnh.
B. Văn hoá Đông Sơn.
C. Văn hoá Óc Eo.
D. Văn hoá Đồng Nai.
2. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Trống đồng Ngọc Lũ.
B. Tượng Phật Đồng Dương.
C. Phù điêu Khương Mỹ.
D. Tiền đồng Óc Eo.
3. Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là
A. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Lạc dân.
B. Vua - Vương công, quý tộc - Bồ chính.
C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính.
D. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Tù trưởng.
4. Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
D. Khoáng sản phong phú.
5. Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là
A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
6. Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
7. Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
A. Thành Cổ Loa.
B. Tháp Bà Pô Na-ga.
C. Cảng thị Óc Eo.
D. Tháp Phổ Minh.
8. Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Nôm.
9. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?
A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.
D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.
10. Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?
A. Lễ hội Ka-tê.
B. Lễ hội Oóc Om Bóc.
C. Lễ hội Cơm mới.
D. Lễ hội Lồng tổng.
11. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
D. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
12. Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
13. Óc Eo là tên gọi của
A. một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
B. một tỉnh thuộc Nam Bộ.
C. một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
D. một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.
14. Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
D. Kinh tế vườn - ao - chuồng.
15. Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
A. Hindu giáo và Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Công giáo.
D. Nho giáo.
16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?
A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.
D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.
17. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?
A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
C. Hình thành ở lưu vực các con sông.
D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
18. Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?
A. Văn Lang và Âu Lạc.
B. Chăm-pa và Phù Nam.
C. Văn Lang và Phù Nam.
D. Văn Lang và Chăm-pa.
19. Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?
A. Trống đồng Đông Sơn.
B. Phật viện Đồng Dương.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Đồng tiền cổ Óc Eo.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài 1
1.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1 trang 94 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn.
=> Chọn B.
2.
Phương pháp giải:
Đọc phần Em có biết? và quan sát hình 6 mục 1 SGK Lịch sử 10 trang 96.
Lời giải chi tiết:
Hiện vật đây cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng Ngọc Lũ
=> Chọn A.
3.
Lời giải chi tiết:
Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính.
=> Chọn C.
4.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-a trang 94 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,…khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,…thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển.
=> Chọn C.
5.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-b trang 95 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết
Tổ chức nhà nước Văn Lang còn sơ khai nhưng đã không còn là tổ chức bộ lạc.
=> Chọn C.
6.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-b trang 95, 96 SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử lớp 6
Lời giải chi tiết:
Thời kì Đông Sơn, một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim,…) phát triển mạnh mẽ. Trong đó nghề đúc đồng phát triển vượt bậc với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo.
=> Chọn A.
7.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-b và quan sát hình 12 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Công trình là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa là Tháp Bà Pô Na-ga.
=> Chọn B.
8.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-b trang 101 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình.
=> Chọn A.
9.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6
Lời giải chi tiết:
Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ.
=> Chọn A.
10.
Phương pháp giải
Quan sát hình 10 trang 102 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết
Lễ hội truyền thống của cư dân Chăm-pa là Lễ hội Ka-tê
=> Chọn A
11.
Phương pháp giải
Đọc mục 2-b trang 102 SGK Lịch sử 10 và kết hợp tham khảo hướng dẫn giải câu 9 bài 1 SBT Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết
Trước khi tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, cư dân Sa Hùy đã duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống bản địa, bên cạnh đó người Chăm-pa cũng tiếp thu nhiều tôn giáo, những giá trị văn hóa khác nhau (chủ yếu là từ Ấn Độ).
=> Chọn A.
12.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3-a trang 103 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam.
=> Chọn C.
13.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3-a trang 103 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa lâu đời ở khu vực Nam Bộ - văn hóa tiền Óc Eo.
=> Chọn A.
14.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3-a trang 103 SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6
Lời giải chi tiết:
Loại hình kinh tế nông nghiệp phát triển nhất của cư dân Phù Nam đó là nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
=> Chọn A.
15.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3-a trang 105 SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6
Lời giải chi tiết:
Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn minh Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo,…
=> Chọn A.
16.
Phương pháp giải:
Đọc mục 3-a trang 104 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước ngày càng được hoàn thiện. Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng rộng ra nhiều vùng đất ở khu vực Đông Nam Á.
=> Chọn A.
17.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6
Lời giải chi tiết:
Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là đều hình thành ở lưu vực các con sông.
=> Chọn C.
18.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1-b và quan sát Hình 3. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang trang 95 SGK Lịch sử.
Lời giải chi tiết:
Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
=> Chọn A.
19.
Phương pháp giải:
Hs liên hệ với kiến thức lịch sử 6 kết hợp tham khảo sách báo và internet
Lời giải chi tiết:
Thành tựu đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới là Thánh địa Mỹ Sơn.
=> Chọn C
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Vận dụng 1 trang 107 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng 2 trang 107 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 2 trang 65 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 3 trang 65 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 4 trang 66 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 5 trang 67 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 6 trang 67 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 7 trang 67 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 8 trang 67 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.