OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng


Nội dung bài giảng giúp chúng ta tìm hiểu về một khái niệm khá quan trọng khi nghiên cứu về một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Để nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về các kiến thức trên, mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số vật liệu thông dụng

- Khái niệm: là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu.

- Các vật liệu được tạo nên từ một hay nhiều chất

+ Dây đồng được tạo nên từ đồng

+ Thép được tạo nên từ sắt và carbon

1.1.1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng

a. Nhựa

- Tính chất: dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường

→ Dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày

- Để sử dụng an toàn các vật liệu bằng nhựa, cần tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần

b. Kim loại

- Tính chất chung: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt

+ Các kim loại khác nhau còn có những tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, tính bền…

→ Dùng để làm xoong, nồi, dây dẫn điện, vỏ tàu, vỏ máy bay

- Khi sử dụng vật liệu bằng kim loại cần chú ý tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt của kim loại

- Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí vì vậy người ta thường sơn lên bề mặt kim loại

c. Cao su

- Tính chất: có tính đàn hồi, có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước

→ Dùng làm lốp xe, gang tay cách điện, vỏ dây điện

- Khi sử dụng vật liệu bằng cao su, cần chú ý không nên để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn

d. Thủy tinh

- Tính chất: bền với môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất, trong suốt, cho ánh sáng truyền qua

→ Dùng làm đồ gia dụng, dụng cụ trong phòng thí nghiệm

- Thủy tinh khi vỡ dễ gây thương tích → cần cẩn thận khi sử dụng chúng

- Nên dùng vải mềm để lau chùi, tránh đặt những vật cứng, nặng đè lên

e. Gốm

- Tính chất: vật liệu cứng, bền với môi trường, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao

→ Dùng làm ngói, bát, cốc, đĩa

f. Gỗ

- Tính chất: bền, chắc, dễ tạo hình

→ Dùng làm cửa, sàn gỗ, đồ nội thất

- Gỗ dễ bị ẩm, mốc, mối…=> xử lý gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật

1.1.2. Sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững

- Sử dụng vật liệu không hợp lí sẽ làm lãng phí tài nguyên, gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường

→ Cần phải bảo vệ, bảo quản và sử dụng chúng đúng cách, khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng vật liệu khó phân hủy

1.2. Một số nhiên liệu thông dụng

- Khái niệm: Nhiên liệu (khí đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt hoặc ánh sáng

- Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại:

+ Rắn: than, củi…

+ Lỏng: xăng, dầu…

+ Khí: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu

1.2.1. Tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng

a. Than

- Tính chất:

+ Cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt

+ Trong điều kiện thiếu không khí sinh ra khí độc (carbon monoxide)

- Ứng dụng

+ Dùng để đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ

+ Nhiên liệu trong công nghiệp

Lưu ý: Trong những ngày trời lạnh, sưởi bằng bếp than trong phòng kín dễ gây ngạt thở, có thể bị tử vong

b. Xăng, dầu

- Tính chất: Chất lỏng, dễ bắt cháy (xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu)

- Ứng dụng: khí hóa lỏng dùng để đun nấu; xăng, dầu dùng để chạy các động cơ như xe máy, ô tô, tàu thủy

Lưu ý: Lưu trữ, vận chuyển trong các thiết bị chuyên dụng và giữ chúng tránh xa nguồn nhiệt

1.2.2. Sơ lược về an ninh năng lượng

- Phần lớn năng lượng ngày nay đều đến từ nhiệu liệu như than, dầu mỏ…

→ Các nhiên liệu có nguy cơ cạn kiệt, cần phải quan tâm đến việc đảm bảo an ninh năng lượng

- An ninh năng lượng là việc bảo đảm năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch, rẻ như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

1.2.3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

- Sử dụng nhiên liệu không hợp lí sẽ gây mất an toàn, lãng phí  và ô nhiễm môi trường

→ Cần phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả

1.3. Một số nguyên liệu thông dụng

- Khái niệm: là vật liệu tự nhiên (vật liệu thô) chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm

1.3.1. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng

a. Quặng

- Là các loại đất, đá chứa khoáng chất như các kim loại, đá quý… với hàm lượng lớn

- Được khai thắc từ các mỏ quặng để sản xuất kim loại, phân bón, đồ gốm sứ…

b. Đá vôi

- Đá vôi có ở trong các núi đá vôi, có thành phần chính là calcium carbonate

- Do bị lẫn tạp chất nên đá vôi thường có màu sắc khác nhau: trắng, xám, vàng…

- Tính chất: tương đối cứng, không tan trong nước nhưng tan trong acid tạo bọt khí

- Ứng dụng: giá thành rẻ, khá phổ biến, được sử dụng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi…

1.3.2. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

- Khai thác quá mức sẽ khiến nhiên liệu cạn kiệt

- Quá trình khai thác, chế biến nguyên liệu tác động tiêu cực đến môi trường

→ Cần sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả như:

+ Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến

+ Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường

+ Chú ý an toàn lao động trong quá trình khai thác và chế biến

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Hãy kể tên một số vật liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất. Nhận xét về tính chất của các vật liệu?

Hướng dẫn giải

- Một số vật liệu thông dụng: Nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh, gốm, gỗ, …

- Các vật liệu khác nhau thì có tính chất khác nhau như: tính dẫn điện, dẫn nhiệt, đàn hồi, dẻo, cứng, bền, khả năng chịu nhiệt …

Câu 2. Hãy kể tên một số nhiên liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất. Nêu tính chất chung của các nhiên liệu. Nêu ứng dụng của các nhiên liệu trong đời sống và sản xuất?

Hướng dẫn giải

- Một số nhiên liệu thông dụng: than, gas, xăng, dầu hỏa, …

- Các nhiên liệu có tính chất chung là đều cháy được và tỏa nhiệt.

- Các ứng dụng của nhiên liệu: dùng để đun nấu, sử dụng để chạy các động cơ (ôtô, xe máy, tàu thủy, máy bay …), sưởi ấm, …

Câu 3. Hãy kể tên một số vật liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất. Nêu các ứng dụng của nguyên liệu?

Hướng dẫn giải

- Một số nguyên liệu thông dụng: Quặng sắt, quặng nhôm, đá vôi, cát, quả nho, cây mía, …

- Các ứng dụng của nguyên liệu: dùng để sản xuất các sản phẩm trong đời sống, làm vật liệu xây dựng, làm các vật liệu trong công nghiệp …

Câu 4. Hãy đề xuất cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững?

Hướng dẫn giải

Cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững:

- Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy.

- Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.

- Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.

- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
  • Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.
  • Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 44 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 44 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 44 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 45 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 45 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 46 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng 1 trang 46 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 46 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 46 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập 1 trang 47 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 47 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập 2 trang 47 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 47 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 48 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 48 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng 1 trang 49 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 49 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 49 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 49 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng 2 trang 49 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 50 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 trang 50 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 trang 50 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Thực hành trang 50 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 3 trang 50 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập trang 51 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi trang 51 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng trang 51 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.1 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.2 trang 19 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.3 trang 20 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.4 trang 20 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.5 trang 20 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.6 trang 20 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.7 trang 20 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.8 trang 21 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.9 trang 21 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.10 trang 22 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.11 trang 22 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.12 trang 22 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.13 trang 22, 23 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.14 trang 23 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.15 trang 23 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.16 trang 23 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.17 trang 23 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.18 trang 23 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.19 trang 24 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.20 trang 24 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8.21 trang 24, 25 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 8 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF