OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ


Nội dung bài học về Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ được HOC247 trình bày với mục đích giúp học sinh lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật, xác định được nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệt độ và nhiệt kế

Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

Thí nghiệm 1: Cảm nhận về độ nóng, lạnh của nước

Dụng cụ: Ba cốc nước 1, 2, 3 (cho thêm nước đá vào cốc 1 để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào cốc 3 để có nước ấm).

Tiến hành thí nghiệm: Nhúng đồng thời ngón tay trỏ của tay phải vào cốc 1, ngón tay trỏ của tay trái vào cốc 3. Sau một lúc ta rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc 2.

Cảm nhận về độ nóng, lạnh bằng xúc giác

Hình 7.1. Cảm nhận về độ nóng, lạnh bằng xúc giác

Muốn biết chính xác nhiệt độ của người hay đồ vật ta phải dùng nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế thuỷ ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, ...

Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ (hình 7.2).

Cấu tạo của nhiệt kế

Hình 72. Cấu tạo của nhiệt kế

Người ta dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế.

Khi nhiệt độ tăng, các chất lỏng sẽ dẫn nở, khi nhiệt độ giảm các chất lỏng sẽ co lại.

Do nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau nên GHĐ của các nhiệt kế cũng khác nhau.

- Cách sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể người

+ Trước khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, bạn cần phải lau sạch nhiệt kế. Sau đó, cầm dầu nhiệt kế, dốc bầu dựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh. Động tác này sẽ giúp cột thuỷ ngân xuống đến mức thấp nhất trong nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ, cột thuỷ ngân có thể dẫn nở và đo chính xác hơn. Thuỷ ngân trong nhiệt kế là một chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao. Vì thế nếu nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, cần chú ý: 

  • Không nên sử dụng các loại máy hút bụi để thu gom thuỷ ngân.
  • Không dùng chổi để quét thuỷ ngân.
  • Không được đồ thuỷ ngân vào cống thoát nước,
  • Nên dùng băng dính hoặc giấy mỏng để thu gom thuỷ ngân lại, cho các hạt thuỷ ngân vào lọ thuỷ tinh bitkin.
  • Có thể rắc một ít bột lưu huỳnh vào thuỷ ngân.
  • Mở cửa để thông thoáng.

→ Nhiệt độ là số đo độ “nóng” “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Đơn vị đo nhiệt độ:

  • Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ Sĩ là Kelvin (kí hiệu: K).
  • Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: °C).
  • Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau.

1.2. Thanh đo nhiệt độ

Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius

Năm 1742, nhà vật lí người Thụy Điển, Celsius (1701 - 1744) đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 °C (C là chữ cái đầu tên gọi nhà vật lí Celsius). Những nhiệt độ thấp hơn 0 °C gọi là nhiệt độ ấm.

Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.

- Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

- Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

- Bước 4: Thực hiện phép đo.

- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Ngoài thang nhiệt độ Celsius, ta còn thường dùng thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ Kelvin.

Độ Fahrenheit: Là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lí người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 -1736). Trên thang đo này, điểm bằng là 32 °F và điểm hơi nước là 212 °E

Những Con số này phát sinh bởi Fahrenheit không sử dụng điểm bằng và điểm hơi nước cố định mà chọn một hỗn hợp bằng muối làm điểm mốc dưới mà ông gán cho giá trị 0 °F, và nhiệt độ cơ thể người được gán cho giá trị 96 9:

Thang đo Fahrenheit thỉnh thoảng vẫn được sử dụng trên bản tin thời tiết ở Mĩ, còn trong khoa học thì nó đã thuộc về lịch sử.

Độ Kelvin: Vào năm 1848, nhà vật li William Thomson (sau này là huân tước Kelvin) để xuất một thang đo nhiệt độ bắt đầu tại nhiệt độ thấp nhất có thể có trên lí thuyết, độ không tuyệt đối. Thang do này được gọi là nhiệt giai tuyệt đối hay nhiệt giai Kelvin. Các độ chia trên thang đo này được gọi là Kelvin và dược kí hiệu là K.

Một độ chia Kelvin bằng cỡ với một độ chia Celsius. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) ... là số đo độ “nóng, “lạnh” của một vật,

b) Người ta dùng ... để đo nhiệt độ.

c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là...

Hướng dẫn giải

a) Nhiệt đó                      

b) nhiệt kế                                  

c)°C.

Bài 2: An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng” Nói như thế có đúng không?

Hướng dẫn giải

 - An nói không đúng, nhiệt kế y tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 42 °C, nếu nhúng vào nước sôi 100 °C nhiệt kế sẽ bị hư.

Bài 3: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:

- Hà Nội: Nhiệt độ từ 19 °C đến 28 %.

- Nghệ An: Nhiệt độ từ 20 °C đến 29°C.

Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

Hướng dẫn giải

 - Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301K

 - Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
  • Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.
  • Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
  • Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.
  • Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
  • Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 34 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 34 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 34 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.1 trang 18 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.2 trang 18 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.3 trang 18 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.4 trang 18 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.5 trang 18 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.6 trang 19 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7.7 trang 19 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 7 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF