OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 7: Đo thời gian


Bài học này sẽ giúp các em được tìm hiểu kiến thức về Bài 7: Đo thời gian, với nội dung đầy đủ, chi tiết hy vọng sẽ giúp các em thật nhiều trong quá trình học tập.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đơn vị thời gian

- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, …

1.2. Dụng cụ đo thời gian

- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ.

- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ quả lắc, đồng hồ bấm giây, …

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Hãy nêu những ưu điểm, hạn chế của từng dụng cụ đo thời gian ở hình sau.

Hướng dẫn giải

* Đồng hồ Mặt trời đo thời gian dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng Mặt trời (4):

- Ưu điểm: Không tiêu hao năng lượng, bền, tiện lợi, dễ chế tạo.

- Hạn chế:

+ ĐCNN lớn,thiếu chính xác.

+ Cồng kềnh, thiếu thẩm mỹ.

+ Chỉ sử dụng khi có nắng (chỉ dùng được vào ban ngày và phụ thuộc vào thời tiết).

* Đồng hồ cát (5):

- Ưu điểm:

+ Không tiêu hao năng lượng.

+ Giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ sử dụng, tính thẩm mỹ cao. 

- Hạn chế: 

+ Độ chính xác chưa cao, ĐCNN lớn

+ Không đo được các khoảng thời gian dài.

+ Không đo được thời gian trong ngày.

+ Phạm vi sử dụng hẹp.

* Đồng hồ điện tử (6):

- Ưu điểm:

+ Hoạt động liên tục, hiển thị thông số giờ, phút, giây cụ thể.

+ Giá thành rẻ, được sử dụng rộng rãi, …

- Hạn chế: Tiêu tốn năng lượng,…

Bài 2. Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:

A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích

B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích

C. bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi

D. bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi

Hướng dẫn giải

Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích.

Chọn B

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.

- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo và ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 22 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động 1 mục 2 trang 23 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7.1 trang 13 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7.2 trang 13 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7.3 trang 13 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7.4 trang 13 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7.5 trang 14 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 7 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF