OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 6: Đo khối lượng


Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung bài học đo khối lượng được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Thông qua bài học này các em sẽ nắm bắt được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật, rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập ở phần bài tập minh họa và tự luyện tập. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đơn vị khối lượng

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Mọi vật đều có khối lượng.

- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

- Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị khác thường gặp như: tấn, tạ, yến, lạng, gam, miligam,...

1.2. Dụng cụ đo khối lượng

- Người ta dùng cân để đo khối lượng.

- Một số cân thường dùng là: cân đòn, cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van,…

1.3. Cách đo khối lượng

a. Dùng cân đồng hồ

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

b. Dùng cân điện tử

Bước 1: Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp

Bước 2: Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân

Bước 3: Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/ dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân.

Lưu ý: Tùy vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này.

Hướng dẫn giải

- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kg).

- Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam thường dùng là:

+ Miligam (mg): 1 mg = 0,000001 kg

+ Gam (g): 1 g = 0,001 kg

+ Hectôgam (hg): 1 hg = 0,1 kg

+ Yến: 1 yến = 10 kg

+ Tạ: 1 tạ = 100 kg

+ Tấn: 1 tấn = 1000 kg

Bài 2. Các bước dùng cân đồng hồ?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Kể tên được một số dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và phòng thực hành.

- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 20 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 2 trang 20 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 21 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6.1 trang 12 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6.2 trang 12 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6.3 trang 12 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6.4 trang 12 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6.5 trang 13 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6.6 trang 13 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF