OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 55: Ngân Hà


Bài giảng dưới đây được Học 247 biên soạn kiến thức cụ thể và chi tiết, cùng các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, qua đó giúp các em nắm được kiến thức từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ngân hà là gì?

- Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.

- Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà ta sẽ thấy nó có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính.

- Đường kính Ngân Hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

1.2. Ngân Hà và hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà 26000 năm ánh sáng.

- Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220000 m/s nhưng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Thiên hà là gì?

Hướng dẫn giải

Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể bao gồm rất nhiều các ngôi sao, các hành tinh, chất khí và bụi vũ trụ, được liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.

Câu 2. Thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời gọi tên là gì ? Vì sao lại gọi tên như vậy ?

Hướng dẫn giải

Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời, là thiên  hà của chúng ta, gọi tên là Ngân Hà.

Thiên hà của chúng ta được gọi là Ngân Hà vì khi quan sát, người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc. Sông là Hà, bạc là Ngân.

Câu 3. Nêu những đặc điểm của Ngân Hà?

Hướng dẫn giải

Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính.

Gọi như vậy không hoàn toàn chính xác vì Hệ Mặt Trời nằm ở gần rìa của một trong bốn vòng xoắn của Ngân Hà, nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

Câu 4. Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời có hoàn toàn chính xác không ? Tại sao ?

Hướng dẫn giải

Câu 5. Một năm ánh sáng dài bao nhiêu mét ?

Hướng dẫn giải

Một năm ánh sáng là quãng đường mà ánh sáng đi được trong 1 năm. Với vận tốc ánh sáng là 3.108 m/s.

Một năm ánh sáng dài là: 3.108 . 365,25. 24.3600 = 9,467.1015 m.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, có hình xoắn ốc.
  • Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 55 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 55 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 190 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 190 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 191 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 55.1 trang 85 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 55.2 trang 85 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 55.3 trang 86 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 55.4 trang 86 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 55.5 trang 86 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 55 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF