OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể


Để giúp các em học sinh lớp 6 học hiệu quả môn Khoa học tự nhiên, Học 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, thiên thể. Tài liệu gồm kiến thức cần nhớ và các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại. Chuyển động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động “nhìn thấy” chứ không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực.

1.2. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1.2.1. Mặt Trời mọc và lặn

Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây.

1.2.2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

1.3. Phân biệt các thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao thiên thể tự phát sáng

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng quay quanh sao.

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng quay quanh hành tinh.

       

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1. Phân biệt chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy. Lấy được ví dụ về chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy?

Hướng dẫn giải

Chuyển động quay của vật là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta là chuyển động “thực”.

Ví dụ:

Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cây bên đường, chuyển động “thực” là chuyển động của xe ô tô đang chạy.

Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cái cầu, chuyển động “thực” là chuyển động của thuyền đang trôi trên sông.

Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của các hòn đảo trên biển, chuyển động “thực” là chuyển động của người đang ngồi trên xe máy.

Câu 2. Trình bày khái niệm của thiên thể? Phân loại các thiên thể?

Hướng dẫn giải

- Thiên thể là tên gọi chung của các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

- Các thiên thể gồm: sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, chòm sao.

+ Sao là thiên thể tự phát sáng, ví dụ Mặt Trời.

+ Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao. Ví dụ: Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy,…

+ Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh. Ví dụ: Mặt Trăng,…

+ Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh những khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.

+ Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Phân biệt được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
  • Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.
  • Phân biệt được sao, hành tinh và vệ tinh: sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao, vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh.
  • Thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 52 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 52 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 179 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 179 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 180 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 180 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 3 mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 181 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 52.1 trang 82 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 52.2 trang 82 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 52.3 trang 82 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 52.4 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 52.5 trang 83 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 52 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF