Năng lượng là gì, các loại năng lượng và tính chất đặc trưng cũng như một số loại năng lượng tái tạo thường gặp? Nội dung bài học hôm nay giúp các em giải quyết vấn đề đó. Mời các em cùng tìm hiểu. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các dạng năng lượng
Tìm hiểu một số dạng năng lượng
Năng lượng mà một vật có do chuyển động gọi là động năng.
a) Người chạy bộ
Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.
b) Em bé chơi cầu trượt
Những vật như lò xo, dây cao su, .. khi bị biến dạng sẽ có năng lượng gọi là thế năng đàn hồi.
c) Lò xo bị nén
Đơn vị của năng lượng:
Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là Jun (Joule, kí hiệu là J - lấy theo tên nhà vật lý người Anh James prescott Joule, 1818 - 1889). Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị năng lượng khác như kWh; cal và BTU.
1 kWh = 3 600 000J
1 cal = 4,1855J
1 BTU = 1055J
- Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, ... phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng.
- Cốc nước nóng, hòn than đang cháy, ... Có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
- Các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thuỷ điện, ... sản xuất ra điện năng và được truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ.
- Hoá năng là năng lượng do quá trình biến đổi hoá học tạo ra. Ví dụ: năng lượng trong pin, thực phẩm, xăng dầu, ...
Năng lượng mặt trời Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho Trái Đất. Hiện nay, năng lượng mặt trời được con người khai thác và sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như sản xuất điện, sấy khô các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp năng lượng hoạt động cho hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió cho các toà nhà, ..
Năng lượng hạt nhân là năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Năng lượng hạt nhân được dùng để nung nóng nước tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển
Phân loại năng lượng theo tiêu chí
Năng lượng trong tự nhiên rất đa dạng. Để thuận lợi trong nghiên cứu cũng như sử dụng, người ta phân loại năng lượng theo nhiều tiêu chí khác nhau.
1. Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng: cơ năng động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng, năng lượng hạt nhân, ...
2. Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:
- Năng lượng chuyển hoá toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thuỷ triều, hạt nhân, địa nhiệt, ...
3. Theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng được chia thành năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hoá thạch.
1.2. Đặc trưng của năng lượng
Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng
Mọi vật (con người, động vật, máy móc, ...) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động (thay đổi chuyển động hoặc biến dạng của vật) có được là do có tác dụng lực giữa các vật.
Hình 41.3. Năng lượng gió
→ Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
1.3. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
Tìm hiểu về năng lượng tái tạo
Hình 41.4. Một số nhà máy điện ở Việt Nam
Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thuỷ triều, sóng, . .
Năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong các lĩnh vực như: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.
Bài tập minh họa
Bài 1: Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h, Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Đổi 50 m/a = 180 km/h
=> Vì máy bay 2 bay cao hơn và có vận tốc lớn hơn máy bay 1 nên máy bay 2 có thế năng và động năng lớn hơn máy bay 1. Vì vậy cơ năng của máy bay 2 lớn hơn máy bay 1.
Bài 2: Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Hướng dẫn giải
- H càng lớn thì h cũng càng lớn. Khi tăng H thì năng lượng của búa máy tảng lên dẫn đến khi đóng cọc thì nó tác dụng lực lên cọc lớn hơn làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất
Bài 3: Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng
A. nhiệt năng.
B.hoá năng.
C. thế năng hấp dẫn,
D. thế năng đàn hồi,
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án: B
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
- Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.
- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 10 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chuyển động.
- B. Phát sáng.
- C. Đổi màu.
- D. Nóng lên.
-
- A. năng lượng nhiệt.
- B. năng lượng ánh sáng.
- C. năng lượng hóa học.
- D. năng lượng điện.
-
- A. khả năng sinh công.
- B. lực tác động lên vật.
- C. khối lượng của vật.
- D. công mà vật chịu tác động.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 10 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Mở đầu trang 177 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 177 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 1 trang 177 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 177 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 1 trang 177 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 2 trang 179 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 mục 3 trang 180 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 3 trang 180 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Câu hỏi thảo luận 7 mục 3 trang 180 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Luyện tập mục 3 trang 181 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Trả lời Vận dung mục 3 trang 181 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 182 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 182 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 182 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 182 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.1 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.2 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.3 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.4 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.5 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.6 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.7 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.8 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 41.9 trang 121 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 41 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!