OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Quy định an toàn trong phòng TH. Giới thiệu một số dụng cụ đo


Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo chương trình SGK mới của Bộ giáo dục và đào tạo. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

Tìm hiểu quy định an toàn trong phòng thực hành

Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hoá chất, ... để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành. Vì vậy, đây cũng là nơi có nhiều nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh.

Để an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, các em cần tuân thủ nội quy thực hành sau đây:

1. Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.

2. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.

3. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay - lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm.

4. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

5. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

6. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tinh, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện, ...

7. Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.

8. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.

Tud

1.2. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm

Quan sát một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro cũng như nguy hiểm trong quá trình làm thí nghiệm.

Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết. Ví dụ:

- Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

- Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hoá chất gây ra hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

- Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

1.3. Giới thiệu dụng cụ đo

Tìm hiểu một số dụng cụ đo

Khi cần đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ hoặc cốc chia độ, em cần thực hiện các bước:

- Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.

- Chọn Cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo.

- Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc.

- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ.

Cách đặt mắt đọc thể tích

Hình 3.4. Cách đặt mắt đọc thể tích

Để lấy một lượng nhỏ thể tích chất lỏng trong khi làm thí nghiệm, người ta thường dùng pipette. Loại pipette đơn giản nhất thường được sử dụng trong phòng thực hành là pipette nhỏ giọt. Cách sử dụng như sau:

- Bóp trước một lực nhỏ ở phần đầu cao su hoặc đầu nhựa.

- Nhúng vào chất lỏng cần hút, sau đó thả tay từ từ để hút chất lỏng lên.

- Bóp nhẹ để thả từng giọt một (mỗi giọt chuẩn có thể tích khoảng 50 ul, 20 giọt sẽ là 1 ml). Chủ ý, luôn giữ pipette ở tư thế thẳng đứng.

Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, ... là các đại lượng Hoàn thiện quy trình độ vật lí của một vật thể. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng đó bằng cách điền số thứ tự gọi là dụng cụ đo. Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo | Quy trình Nội dung của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) phù hợp với vật cần đo, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.

1.4. Kính lúp và kính hiển vi quang học

Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp

Hình ảnh kính lúp

- Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.

- Cấu tạo kính lúp gồm 3 bộ phận: mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ).

- Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.

Cấu tạo kính hiển vi quang học

Hình 3.8. Cấu tạo kính hiển vi quang học

Cấu tạo kính hiển vi quang học bao gồm 4 hệ thống chính: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh (hình 3.8).

Cách sử dụng kính hiển vi quang học:

- Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát gần nguồn cấp điện.

- Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn phù hợp.

- Bước 3. Quan sát vật mẫu:

+ Đặt tiêu bản lên mâm kính.

+ Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản.

+ Mắt hướng vào thị kính, điều chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mầm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây!

A. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.

B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: D

Bài 2: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất.

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: A

Bài 3: Trong phòng thực hành có thiết bị như trong sau:

Lực kế

a) Tên thiết bị này là gì?

b) Thiết bị này dùng để làm gì?

c) Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Theo em, bạn Nguyên làm vậy là đúng hay sai? Giải thích,

Hướng dẫn giải

a) Thiết bị có tên là lực kế.

b) Lực kế dùng để đo lực.

c) Theo em, bạn Nguyên để nguyên quả nặng trên lực kế rồi treo lên giả đỡ là không đúng. Nếu treo liên tục nó sẽ làm dặn lò xò của lực kế và làm mất độ chính xác của các lần đo sau

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
  • Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
  • Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
  • Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
  • Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề Mở đầu Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề Mở đầu Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Luyện tập trang 13 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 17 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 17 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 17 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 17 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 17 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 17 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.1 trang 10 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.2 trang 10 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.3 trang 10 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.4 trang 10 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.5 trang 10 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.6 trang 10 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.7 trang 11 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3.8 trang 11 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 3 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF