Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học số 3 môn Khoa học tự nhiên 6 SGK Cánh Diều được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Qua tài liệu này các em sẽ có cái nhìn tổng quan về độ dài, khối lượng và thời gian, cách đo chúng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự cảm nhận hiện tượng
- Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng hiện tượng đang xảy ra.
- Vì thế, đối với những hiện tượng cần sự chính xác, thay vì tin vào giác quan thì ta cần thực hiện thêm các phép đo.
- Kết quả đo gồm số đo và đơn vị đo.
1.2. Đo chiều dài
1.2.1. Đơn vị đo chiều dài
- Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là: m.
- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét.
Đơn vị |
Kí hiệu |
Đổi ra mét |
kilômét (kilometre) |
km |
1000m |
mét (metre) |
m |
1m |
decimét (decimetre) |
dm |
0,1m |
centimét (centimetre) |
cm |
0,01m |
milimét (milimetre) |
mm |
0,001m |
micrômét (micrometre) |
m |
0,000.001m |
nanômét (nanometre) |
nm |
0,000.000.001m |
1.2.2. Cách đo chiều dài
- Để đo chiều dài người ta dùng thước. Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, …
- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN):
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Khi đo chiều dài bằng thước, cần:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
1.3. Đo khối lượng
1.3.1. Đơn vị đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là: kg.
- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn hoặc lớn hơn kg.
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra kilogam |
Tấn | t | 1 000 kg |
Kilogam | Kg | 1 kg |
gam | g | 0,001 kg |
miligam | mg | 0,000 001 kg |
1.3.2. Cách đo khối lượng
- Dụng cụ đo khối lượng là cân.
- Khi đo khối lượng bằng cân, cần:
+ Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp
+ Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0
+ Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân
+ Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
1.4. Đo thời gian
1.4.1. Đơn vị đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là: s.
- Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo thời gian nhỏ hơn và lớn hơn giây.
Đơn vị | Kí hiệu | Đổi ra giây |
ngày | d | 86 400 s |
giờ | h | 3 600 s |
phút | min | 60 s |
giây | s | 1 s |
minligiây | ms | 0,001 s |
1.4.2. Cách đo thời gian
- Người ta đo thời gian bằng đồng hồ.
- Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây, cần:
+ Chọn chức năng phù hợp
+ Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0
+ Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo
+ Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
Bài tập minh họa
Câu 1. Đổi đơn vị
a. 1,25m = .....dm
b. 0,1dm = ....mm
c. ......mm = 0,1m
d. ......cm = 0,5dm
Hướng dẫn giải
Đổi đơn vị:
a. 1,25m = 12,5 dm
b. 0,1dm = 10mm
c. 100mm = 0,1m
d. 5cm = 0,5dm
Câu 2. Các bước đo độ dài?
Hướng dẫn giải
Các bước đo chiều dài của vật bằng thước:
+ Ước lượng chiều dài cần đo.
+ Chọn dụng cụ đo phù hợp.
+ Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho 1 đầu của vật trùng với vạch số 0.
+ Đặt mắt vuông góc với cạnh thước tại đầu kia của vật.
+ Đọc và ghi kết đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Câu 3. Điền số thích hợp vào chỗ trống:
1h = ..... phút = .......giây
2,5h = .... phút = .......giây
1 ngày = .....giờ = ....... phút
40 giây = ......phút
Hướng dẫn giải
1h = 60 phút = 3600 giây
2,5h = 150 phút = 9000 giây
1 ngày = 24 giờ = 1440 phút
40 giây = 2/3 phút
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1,25m = 12,5 dm
- B. 1,25m = 125 dm
- C. 1,25m = 1,25 dm
- D. 1,25m = 1250 dm
-
- A. thước đo.
- B. gang bàn tay.
- C. sợi dây.
- D. bàn chân.
-
Câu 3:
Giới hạn đo của thước là gì?
- A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
- C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Mở đầu trang 19 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 20 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Vận dụng mục 1 trang 20 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 20 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 21 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập mục 2 trang 21 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 3 mục 2 trang 21 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 4 mục 2 trang 21 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 5 mục 2 trang 22 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi 1 mục 3 trang 23 SGK KHTN 6 Cánh diều
Trả lời Câu hỏi 2 mục 3 trang 24 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập mục 3 trang 24 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 25 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trả lời Luyện tập mục 4 trang 25 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.1 trang 8 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.2 trang 9 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.3 trang 9 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.4 trang 9 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.5 trang 9 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.6 trang 9 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.7 trang 10 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.8 trang 10 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Giải bài 3.9 trang 11 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 3 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!