OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 28: Lực ma sát


Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em sẽ bổ sung thêm các kiến thức mới về khái niệm lực ma sát, ma sát trượt và ma sát nghỉ... và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học. Chúc các em học tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

- Ví dụ: Một người đi xe đạp, muốn đi chậm lại, người đó bóp nhẹ phanh xe. Lực ma sát trượt xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe.

1.2. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

- Ví dụ: Người công nhân dùng tay đẩy một thùng hàng rất nặng nhưng nó vẫn không dịch chuyển do lực ma sát nghỉ lớn làm cản trở chuyển động.

1.3. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc

Tương tác giữa hai bề nặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng.

1.4. Ma sát và chuyển động

1.4.1.. Làm giảm ma sát

- Trong nhiều trường hợp, do cản trở chuyển động, ma sát có thể gây hại. Khi đó, người ta phải tìm cách giảm ma sát.

- Để giảm ma sát, người ta dùng nhiều cách khác nhau như: có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn, tra dầu mỡ vào các chi tiết máy, …

1.4.2. Làm tăng ma sát

- Ma sát không chỉ cản trở chuyển động mà trong nhiều trường hợp ma sát còn thúc đẩy chuyển động. Khi đó, người ta cần tìm cách làm tăng ma sát.

- Ví dụ: Khi đi bộ trên đường trơn cần phải tăng ma sát giữa chân và mặt đường để không bị trượt ngã.

1.4.3. Ma sát trong an toàn giao thông

- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông:

+ Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xelăn trên đường không bị trượt.

+ Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,…

1.5. Lực cản của nước

- Lực ma sát không chỉ xuất hiện khi các vật tiếp xúc nhau mà cả khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí. Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.

- Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay có hại:

a) Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã.

b) Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ.

Hướng dẫn giải

a) Sàn mới lau rất trơn, vì vậy khi đi trên sàn mới lau thì ma sát nghỉ giữa bàn chân với đá hoa nhỏ, làm người dễ trượt ngã. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.

b) Bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, nên lượng phấn bám vào bảng không nhiều, nên khi viết không rõ chữ. Lực ma sát trong trường hợp này lực ma sát có lợi.

Câu 2: Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.

Hướng dẫn giải

Ma sát làm mòn xích nên phải tra đầu thường xuyên để làm giảm ma sát.

Câu 3: Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?

Hướng dẫn giải

Một học sinh đi xe đạo đến trường, lực ma sát xuất hiện ở bánh xe, tay lái, ổ trục và yên xe,

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được lực ma sát là lực tiếp xúc, xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.  
  • Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học.
  • Hiểu và nêu được khái niệm về lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
  • Nêu được đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này.
  • Làm thí nghiệm phát hiện ra ma sát nghỉ.
  • Từ kiến thức thực tế và thu thập thông tin trong học liệu nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
  • Hiểu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy sự chuyển động của lực ma sát.
  • Phân tích một số hiện tượng về lực ma sát có hại, có lợi trong đời sống và kĩ thuật, trong an toàn gia thông đường bộ.
  • Nêu được cách giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp lực ma sát có hại và vận dụng lợi ích của lực này trong trường hợp có lợi.
  • Làm thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi vật chuyển động trong nước.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 142 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 142 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 1 mục 2 trang 143 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi 2 mục 2 trang 143 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập mục 2 trang 143 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 144 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Tìm hiểu thêm mục 4 trang 145 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng mục 4 trang 145 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng mục 4 trang 146 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Câu hỏi mục 5 trang 146 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng mục 5 trang 148 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 28.1 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 28.2 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 28.3 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 28.4 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 28.5 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 28.6 trang 73 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 28 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF